Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và
Bài 28: Vùng Tây Nguyên
Bài 1 trang 105 Địa Lí 9: Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời
a. Thuận lợi:
- Vị trí địa lí giáp với 2 vùng kinh tế năng động của nước ta, giáp Lào và Cam – pu – chia thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Diện tích đất badan trên các cao nguyên xếp tầng thích hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây cà phê.
+ Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su,...). Vùng núi cao khí hậu mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè).
+ Rừng có diện tích và chất lượng nhất cả nước.
+ Trữ năm thuỷ điện dồi dào, các con sông lớn như Xê Xan, Xê-rê-pôk.
+ Tài nguyên sinh học đa dạng, nhiều loài thú quý và lâm sản đặc hữu.
+ Tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (Đà Lạt).
- Dân cư xã hội
+ Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30% là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
+ Dân cư có truyền thống đoàn kết và giữ gìn bản sác văn hóa dân tộc.
b. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
- Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp.
- Là vùng còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu.
- Việc chặt phá rừng đế phục vụ kinh tế, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái.