Địa Lí 9 Bài 42 (ngắn nhất): Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo)
Địa Lí 9 Bài 42 (ngắn nhất): Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo)
Để giúp bạn học tốt môn Địa Lí 9, phần dưới là danh sách các bài Giải bài tập Địa Lí 9 Bài 42 (ngắn nhất): Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo).
III. Dân cư và lao động
1. Gia tăng dân số
- Số dân trung bình 7.216,0 nghìn người (2015).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,51% (2015).
- Gia tăng cơ giới nhanh, hàng năm có khoảng 50 nghìn người di cư đến sống và làm việc tại thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động dân số:
+ Nhu cầu về nguồn nhân lực.
+ Nhu cầu tìm việc làm và tăng thu nhập của người lao động.
+ Quá trình đô thị hóa làm dân số thành thị tăng nhanh.
- Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất
+ Tích cực:
Đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất.
Dân số tăng thúc đẩy hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển.
+ Tiêu cực:
Nảy sinh nhiều các vấn đề an ninh và trật tự xã hội.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kết cấu dân số
- Tỉ số giới tính tương đối cân bằng: 95,6 (nam/100 nữ).
- Kết cấu dân số theo độ tuổi (2009):
+ Số người dưới 15 tuổi 23.0%.
+ Số người từ 15 – 59 tuổi 66,6%.
+ Số người từ 60 tuổi trở lên 10,4%.
+ Cơ cấu tuổi của dân số Hà Nội đang có xu hướng già hóa, số trẻ em ít đi và số người già ngày càng tăng lên, nguồn lao động tương đối dồi dào.
- Kết cấu dân số theo lao động: số người trong độ tuổi lao động là 3.820,9 nghìn người (2015).
- Kết cấu dân số theo dân tộc: chủ yếu là dân tộc kinh chiếm khoảng 99%, ngoài ra có các dân tộc thiểu số khác như Mường, Thái, Nùng,…
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động đông là một lợi thế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội.
+ Giảm tỉ lệ người phụ thuộc, có nhiều điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.
+ Đây cũng là một trở ngại lớn trong việc sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
3. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số: 2.171,0 người/km2 (2015).
- Phân bố dân cư: chủ yếu dân cư tập trung ở khu vực nội thành và thưa hơn ở ngoại thành do phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Các loại hình cư trú chính: thành thị chiếm 33,88% và nông thôn chiếm 66,12% dân số.
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
- Hà Nội là trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục hàng đầu của cả nước. có hệ thống giáo dục hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và vật vất từ Mầm non đến Đại học và sau Đại học, có các viện nghiên cứu khoa học lớ.
- Hà Nội có trình độ dân trí cao, lao động có tay nghề và chất lượng tốt hàng đầu cả nước.
- Hoạt động y tế ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển, chăm sóc sức khỏe cho người dân.
- Trên địa bàn thành phố có khoảng 50 bệnh viện, 20 phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế ngày càng được xmowr rộng và nâng cao về cơ sở vật chất. Tập trung đội ngũ nhân viên y bác sĩ đầu ngành của cả nước.
IV. Kinh tế
1. Đặc điểm chung
- Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây: Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọng thứ 2 của cả nước. Nền kinh tế những năm gần đây phát triển với tốc độ nhanh chóng, mức tăng trưởng cao, có sự chuyển dịch theo xu hướng phát triển chung nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu.
- Cơ cấu kinh tế: ngành Dịch vụ chiếm 53.08%, Công nghiệp xây dựng chiếm 41.56% và Nông lâm thủy sản 5.36% (2013). Chuyển dịch cơ cấu của Hà Nội đã có những thay đổi theo hướng tích cực, từng bước khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao qua các thời kỳ và qua các năm.
- Thế mạnh kinh tế của tỉnh:
+ Hà Nội có nhiều điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
+ Cùng với các yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, dân cư lao động,…) góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của Hà Nội.
- Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế so với cả nước: Hà Nội có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao so với cả nước.
Câu hỏi 1 (trang 149 SGK Địa lí 9): Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh (thành phố). Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế - xã hội?
Trả lời
- Hà Nội có dân số đông 7.216,0 nghìn người (2015).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số Hà Nội đang có xu hướng giảm, đạt 1,51% (2015).
- Gia tăng cơ giới nhanh, hàng năm có khoảng 50 nghìn người di cư đến sống và làm việc tại thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành.
- Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến đời sống kinh tế - xã hội:
+ Tích cực: Dân số đông là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế. Là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Tiêu cực: Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế còn đang phát triển sẽ gây hạn chế đến giải quyết việc làm, nâng cao đời sống. Nhu cầu phúc lợi xã hội hạn chế. Dân số tăng nhanh gây nên sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường.
Câu hỏi 2 (trang 149 Địa lí 9): Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh (thành phố). Qua biểu đồ nêu nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố).
Trả lời
- Thể loại biểu đồ: hình tròn
- Đơn vị: %
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội có sự chênh lệch giữa các ngành.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu là ngành Dịch vụ (53,1%), chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu là nông nghiệp (5,4%) và chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu là Công nghiệp – dịch vụ (41,5%).
- Hà Nội đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế phát triển chung.