Bài 44, 45, 46, 47, 48 trang 143 SBT Toán 7 tập 1
Bài 44, 45, 46, 47, 48 trang 143 SBT Toán 7 tập 1
Bài 44: Cho tam giác AOB có OA = OB. Tia phân giác của góc O cắt AB ở D. chứng minh rằng:
a. Giải DA = DB
b. OD ⊥ AB
Lời giải:
a, Xét ΔAOD và ΔBOD, ta có:
OA = OB (gt)
∠(AOD) = ∠(BOD)(vì OD là tia phân giác)
OD cạnh chung
Suy ra: ΔAOD = ΔBOD(c.g.c)
Vậy: DA = DB (hai cạnh tương ứng)
b, ΔAOD = ΔBOD (chứng minh trên)
⇒ ∠(D1 ) = ∠(D2 ) (hai góc tương ứng)
Ta có: ∠(D1 ) + ∠(D2 ) = 180° (hai góc kề bù)
Suy ra: ∠(D1 ) = ∠(D2 ) = 90°
Vậy: OD ⊥ AB
Bài 45: Cho các đoạn thẳng AB và CD trên giấy kẻ ô vuông (hình dưới ). Chứng minh rằng AB = CD, AB // CD
Lời giải:
Gọi giao điểm của đường kẻ ô vuông đi qua điểm A và đi qua điểm B cắt nhau tại H; đi qua điểm C và đi qua điểm D là K.
Xét ΔAHB và ΔCKD, ta có:
AH = CK (gt)
∠(AHB) = ∠(CKD) =90o
BH = DK (bằng 3 ô vuông)
Suy ra ΔAHB = ΔCKD (c.g.c)
⇒ AB = CD và ∠(BAH) = ∠(DCK)
Hai đường thẳng AB Và CD cắt đường thẳng AK có 2 góc ∠(BAH) và ∠(DCK) ở vị trí đồng vị bằng nhau nên AB // CD.
Bài 46: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ đoạn thẳng AD vuông góc với AB và bằng AB (D khác phía C đối với AB), vẽ đoạn thẳng AE vuông góc với AC và bằng AC (E khác phía B đối với AC).Chứng minh rằng:
a. BC = BE
b. DC ⊥ BE
Lời giải:
a, Xét ΔABE và ΔACD, ta có:
AB = AD (gt)
AE = AC (gt)
∠(BAE) = ∠(BAC) + 90°
suy ra: (BAE) = (CAD)
⇒ ΔABE = ΔADC (c.g.c)
⇒ DE = BE (2 cạnh tương ứng)
b, Gọi giao điểm DC và AB là H, giao điểm của Cd và BE là K
Ta có: ∠(ABE) = ∠D (1)
Trong tam giác vuông AHD, ta có: (HAD) =90o
⇒ ∠D +∠(AHD) = 90° (tính chất tam giác vuông) (2)
Mà ∠(AHD) = ∠(KHB)(đối đỉnh) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
∠(ABE) +∠(KHB) = 90°
Trong Δ KHB ta có:
∠(KHB) +∠(ABE) + ∠(BKH) = 180° (tổng 3 góc trong tam giác)
⇒ ∠(BKH) = 180° - ((∠ABE) + (∠BKH)) = 180° - 90° = 90°
Vậy DC ⊥ BE
Bài 47: Cho tam giác ABC có ∠B = 2∠C . Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. trên tia đối của tia BD lấy điểm E sao cho BE = AC. Trên tia đối của tia CB lấy điểm K sao cho CK = AB. Chứng minh rằng AE = AK.
Lời giải:
Ta có: ∠B = 2∠(C1 ) (gt) ⇒ ∠(C1 ) = (1/2 )∠B
Lại có: ∠(B1 ) + ∠(B2 ) (vì BD là tia phân giác) ⇒ ∠(C1 ) = ∠(B1 ) (1)
∠(C1 ) + ∠(C2 ) = 180° (kề bù) (2)
∠(B1 ) + ∠(B3 ) = 180° (kề bù) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: ∠(C2 ) = ∠(B3 )
Xét ΔABE và ΔACK, ta có:
AB = KC (gt)
∠(B3 ) = ∠(C2 ) (chứng minh trên)
BE = CA (gt)
Suy ra : ΔABE = ΔACK (c.g.c)
Vậy :AE = AK(hai cạnh tương ứng)
Bài 48: Cho tam giác ABC, K là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia KC lấy điểm M sao cho KM = KC. Trên tia đối của tia EB lấy điểm N sao cho EN = EB. Chứng minh rằng A là trung điểm của MN
Lời giải:
Xét ΔAKM và ΔBKC ta có:
AK = BK (gt)
∠(AKM) = ∠(BKC) (đối đỉnh)
KM = KC
Suy ra: ΔAKM v= ΔBKC(c.g.c)
⇒ AM = BC (hai cạnh tương ứng)
∠(AMK) = ∠(BCK) (2 góc tương ứng)
Suy ra: Am // BC ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau)
Tương tự: ΔAEN = ΔCEB(c.g.c)
⇒ AN = BC (2 cạnh tương ứng)
∠(EAN) = ∠(ECB) (2 góc tương ứng)
Suy ra: AN // BC (vì có cặp góc so le trong bằng nhau)
Ta có: Am // BC và AN // BC nên hai đường tahwngr Am và AN trùng nhau hay A,M,N thẳng hàng (1)
AM = AN ( vì cùng bằng BC) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: A là trung điểm của MN