Bài 49, 50, 51, 52, 53, 54 trang 144 SBT Toán 7 tập 1
Bài 49, 50, 51, 52, 53, 54 trang 144 SBT Toán 7 tập 1
Bài 49: Vẽ tam giác ABC biết ∠B = 90°, ∠C = 60°, BC = 2cm. Sau đó đo AC để kiểm tra rằng AC = 4cm.
Lời giải:
Bài 50: Tìm các tam giác bằng nhau ở hình dưới (không xet tam giác mà các cạnh chưa được kẻ)
Lời giải:
Ta có: ΔABD = ΔCBD (g.c.g)
ΔGIF = ΔHIE (g.c.g)
Bài 51: Cho tam giác ADE có ∠AD = ∠AE . Tia phân giác của góc D cắt AE ở điểm M. tia phân giác của góc E cắt AD ở điểm N. So sánh các độ dịa DN và EM
Lời giải:
Tam giác ADE có: ∠D = ∠E (gt)
∠(D1 ) = ∠(D2 ) = (1/2)∠D (vì DM là tai phân giác)
∠(E1 ) = ∠(E2 ) = (1/2)∠E (vì EN là tia phân giác)
Suy ra: ∠(D1 ) = ∠(D2 ) = ∠(E1 ) = ∠(E2 )
xét ΔDNE và ΔEMD, ta có:
∠(NDE) = ∠(MED) (gt)
DE cạnh chung
∠(D2 ) = ∠(E2 ) (chứng minh trên)
Suy ra: ΔDNE = ΔEMD (g.c.g)
Vậy DE = EM (hai góc tương ứng)
Bài 52: Cho hình bên, trong dod AB // HK, AH // BK.Chứng minh rằng AB = HK; AH = BK
Lời giải:
Nối AK, ta có:
AB // HK (gt)
⇒ ∠(A1 ) = ∠(K1 ) (hai góc so le trong)
AH // BK (gt)
⇒ ∠ (A2 ) = -∠(K2 ) (hai góc so le trong)
Xét ΔABK và ΔKHA, ta có:
∠(A1 ) = ∠(K1 )
AK canh chung
∠(A2 ) = ∠(K2 )
Suy ra: ΔABK = ΔKHA (g.c.g)
Vậy: AB = KH; BK = AH ( 2 cạnh tương ứng)
Bài 53: Cho tam giác ABC. Các tua phân giác của các góc B và C cắt nhau ở O. Kẻ OD ⊥ AC, kẻ OE ⊥ AB. Chứng minh rằng OD = OE
Lời giải:
Kẻ OH ⊥ BC
Xét hai tam giác vuông OEB và OHB, ta có:
∠(OEB) = ∠OHB = 90°
Cạnh huyền OB chung
∠(EBO) = ∠(HBO)
Suy ra Δ OEB = Δ OHB (cạnh huyền góc nhọn)
⇒ OE = OH (hai cạnh tương ứng)
Xét hai tam giác vuông OHC và ODC, ta có:
∠(OHC) = ∠ODC = 90°
Cạnh huyền OB chung
∠(HCO) = ∠(DCO)
Suy ra Δ OHC = Δ ODC (cạnh huyền góc nhọn)
⇒ OD = OH (hai cạnh tương ứng)
Từ (1) và (2) suy ra: OE = OD
Bài 54: Cho tam giác ABC có AB = AC. Lấy điểm D trân cạnh AB, điểm E trên cạnh AC sao cho AD = AE
a, Chứng minh rằng BE = CD
b, Gọi O là giao điểm của BE và CD
Chứng minh rằng ΔBOD = COE
Lời giải:
a. Xét ΔBEA và CDA, ta có:
BA = CA (gt)
∠A chung
AE = AD
Suy ra: ΔBEA = CDA (c.g.c)
Vậy: BE = CD (hai cạnh tương ứng)
b. ΔBEA = ΔCDA (chứng minh trên)
⇒ ∠(B1 ) = ∠(C1 ) ;∠(E1 ) = ∠(D1 ) (hai góc tương ứng)
∠(E1 ) + ∠(E2 ) = 180° (hai góc kề bù)
∠(D1 ) + ∠(D2 ) = 180° (hai góc kề bù)
Suy ra: ∠(E2 ) = ∠(D2 )
AB = AC (gt)
⇒ AE + EC = AD = BD MÀ AE = AD (GT) ⇒ EC = BD
Xét ΔODB và ΔOCE, ta có:
∠(E2 ) = ∠(D2 ) (chứng minh trên)
DB = EC (chứng minh trên)
∠(B1 ) = ∠(C1 )
Suy ra: ΔODB = ΔOCE