Bài 63, 64, 65, 66 trang 146 SBT Toán 7 tập 1
Bài 63, 64, 65, 66 trang 146 SBT Toán 7 tập 1
Bài 63: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB. Đường thẳng qua D và song song với BC cắt AC ở E, đường thẳng qua E và song song với AB cắt BC ở F. Chứng minh rằng:
a. AD = EF
b. ΔADE = Δ EFC
c. AE = EC
Lời giải:
a, Xét Δ DBFvà Δ FDE, ta có:
∠(BDF) = ∠(DFE) (so le trong vì EF // AB)
DF cạnh chung
∠(DFB) = ∠(FDE) (so le trong vì DE // BC)
Suy ra: Δ DBF = Δ FDE(g.c.g) ⇒ DB = EF (hai cạnh tương ứng)
Mà AD = DB (gt)
Vậy: AD = EF
b, Ta có: DE // BC (gt)
⇒ ∠(D1 ) = ∠B (đồng vị)
EF // AB (gt)
⇒ ∠(F1 ) = ∠B (đồng vị)
⇒ ∠(E1 ) = ∠A (đồng vị)
Xét Δ ADEvà Δ EFC, ta có:
∠(E1 ) = ∠A (chứng minh trên)
AD = EF
∠(F1 ) = ∠(D1 ) (vì cùng bằng B)
Suy ra : Δ ADE = Δ EFC(g.c.g)
c,Vì : Δ ADE = Δ EFC nên AE = EC (hai cạnh tương ứng)
Bài 64: Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF. Chứng minh rằng:
a, DB = CF
b, Δ BDC = Δ FCD
c, DE // BC và DE = 1/2BC
Lời giải:
a, Xét ΔADE và ΔCFE, ta có:
AE = CE (gt)
∠(AED) = ∠(CEF) (đối đỉnh)
DE = FE
Suy ra: ΔADE = ΔCFE (c.g.c)
⇒ AD = CF (hai cạnh tương ứng)
Mà AD = DB (gt)
Vậy: DB = CF
b, Ta có: ΔADE = ΔCFE (chứng minh trên)
⇒ ∠(ADE) = ∠(CFE) (hai góc tương ứng)
Suy ra: AD // CF (vì có cặp góc so le trong bằng nhau)
Hay AB // CF
Xét ΔBDC và ΔFCD, ta có:
BD = CF (chứng minh trên)
∠(BDC) = ∠(FCD) (hai góc so le trong vì CF // AB)
DC cạnh chung
Suy ra: ΔBDC = ΔFCD (c.g.c)
c, Ta có: ΔBDC = ΔFCD (chứng minh trên)
Suy ra: ∠(C1 ) = ∠(D1 ) (hai góc tương ứng)
Suy ra: DE // BC ( vì có hai góc so le trong bằng nhau)
ΔBDC = ΔFCD suy ra BC = DF (hai cạnh tương ứng)
Mà DE = 1/2 DF(gt). Vậy DE = 1/2 BC
Bài 65: Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy các điểm D và E sao cho AD = BE. Qua D và E, vẽ các đường thẳng song song với BC, chúng cắt AC theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng DM + EN = NC
Hướng dẫn: qua N kẻ đường thẳng song song với AB
Lời giải:
Từ N kẻ đường thẳng song song vói AB cắt BC tại K. Nối EK.
Xét ΔBEK và Δ NKE, ta có:
∠(EKB) = ∠(KEN) (so le trong vì EN // BC)
EK cạnh chung
∠(BEK) = ∠(NKE) (so le trong vì EN // BC)
Suy ra: Δ BEK = Δ NKE(g.c.g)
Suy ra: BE = NK (hai cạnh tương ứng)
EN = BK (hai cạnh tương ứng)
Xét Δ ADM và Δ NKC, ta có:
∠A = ∠(KNC) (đồng vị vì NK // AB)
AD = NK ( vì cùng bằng BE)
∠(ADM) = ∠(NKC) (vì cùng bằng góc B)
Suy ra: Δ ADM = Δ NKC(g.c.g)
Suy ra: DM = KC (hai cạnh tương ứng)
Mà BC = BK + KC. Suy ra: BC = EN + DM
Bài 66: Cho tam giác ABC có:∠ A = 60°
Các tia phân giác của các góc B, C cắt nhau ở I và cắt AC, AB theo thứ tự tại D, E. Chứng minh rằng: ID = IE
Hướng dẫn: kẻ tia phân giác góc BIC
Lời giải:
Trong ΔABC, ta có:
∠A + ∠B + ∠C = 180° (tổng ba góc trong tam giác)
⇒ ∠B + ∠C = 180 - ∠A = 180 - 60 = 120°
∠(B1 ) = ∠(B2 ) = 1/2 ∠B (gt)
∠(C1 ) = ∠(C2 ) = 1/2∠ C (gt)
Trong ΔBIC, ta có:
∠(BIC) = 180°(∠(B1 ) + ∠(C1 ) ) = 180° - (∠B /2+∠C /2) = 180° - 60° = 120°
Kẻ tia phân giác ∠(BIC) cắt cạnh BC tại K
Suy ra: ∠(I2 ) = ∠(I3 ) = 1/2 ∠(BIC) = 60°
Ta có: ∠(I1 ) + ∠(BIC) = 180° (hai góc kề bù)
⇒ ∠(I1 ) = 180° - ∠(BIC) = 180° - 120° = 60°
∠(I4 ) = ∠(I1 ) = 60°(vì hai góc đối đỉnh)
Xét ΔBIE và ΔBIK, ta có
∠(B2 ) = ∠(B1 ) (gt)
BI cạnh chung
∠(I2 ) = ∠(I1 ) = 60°
Suy ra: ΔBIE = ΔBIK (g.c.g)
IK = IE (hai cạnh tương ứng) (1)
Xét ΔCIK và ΔCID, ta có
∠(C2 ) = ∠(C1 ) (gt)
CI cạnh chung
∠(I3 ) = ∠(I4 ) = 60°
Suy ra: ΔCIK = ΔCID(g.c.g)
IK = ID (hai cạnh tương ứng) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: IE = ID