Gọi nđ, nv và nl lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ
Bài tập cuối chương V
Bài V.1, V.2, V.3, V.4, V.5, V.6, V.7, V.8, V.9 trang 80 - 81 Sách bài tập Vật Lí 12:
V.1. Gọi nđ, nv và nl lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ, ánh sáng vàng và ánh sáng lam. Hệ thức nào dưới đây là đúng ?
A. nđ > nv > nl . B. nđ < nv < nl.
C. nđ > nl > nv. D. nđ < nl < nv.
V.2. Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định ánh sáng có tính chất sóng ?
A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
C. Hiện tượng tán sắc.
D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
V.3. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, nếu dùng ánh sáng đỏ (λd = 0,7 μm) thì khoảng vân đo được là 1,4 mm. Hỏi nếu dùng ánh sáng tím (λt = 0,4 μm) thì khoảng vân đo được là bao nhiêu ?
A. 0,2 mm. B. 0,4 mm. C. 0,8 mm. D. 1,2 mm.
V.4. Vật nào dưới đây có thể phát ra tia hồng ngoại mạnh nhất ?
A. Đèn LED đỏ. B. Đèn ống.
C. Bóng đèn pin. D. Chiếc bàn là.
V.5. Dùng tia nào dưới đây để chữa bệnh còi xương ?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia đỏ.
C. Tia tử ngoại. D. Tia X.
V.6. Tia nào dưới đây có khả năng đâm xuyên mạnh nhất ?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia tím.
C. Tia tử ngoại. D. Tia X.
V.7. Ánh sáng có bước sóng 3.10-7 m thuộc loại tia nào ?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia tím.
C. Tia tử ngoại. D. Tia X.
V.8. Quang phổ của nguồn sáng nào dưới đây chỉ có một vạch ?
A. Mặt Trời. B. Đèn ống.
C. Đèn dây tóc nóng sáng. D. Đèn LED đỏ.
V.9. Chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời vào một bể nước có pha phẩm màu. Dưới đáy bể có một gương phẳng. Nếu cho chùm tia phản xạ trở lại không khí chiếu vào khe của một máy quang phổ thì ta sẽ được loại quang phổ nào dưới đây ?
A. Quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch phát xạ.
C. Quang phổ hấp thụ. D. Không có quang phổ.
Lời giải:
V.1 | V.2 | V.3 | V.4 | V.5 | V.6 | V.7 | V.8 | V.9 |
B | D | C | D | C | D | C | D | C |