Giải SBT Vật Lí 12 Chương 7: Hạt nhân nguyên tử
Giải SBT Vật Lí 12 Chương 7: Hạt nhân nguyên tử
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Vật Lí 12 Chương 7: Hạt nhân nguyên tử hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập về nhà Vật Lí lớp 12.
- Bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân
- Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
- Bài 37: Phóng xạ
- Bài 38: Phản ứng phân hạch
- Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
- Bài tập cuối chương VII
Giải SBT Vật Lí 12 Bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân
Bài 35.1, 35.2, 25.3, 35.4, 35.5 trang 105 Sách bài tập Vật Lí 12:
35.1. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi
A. prôtôn, nơtron và êlectron. B. nơtron và êlectron.
C. prôtôn, nơtron. D. prôtôn và êlectron.
35.2. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân
A. có cùng khối lượng. B. cùng số z, khác số A.
C. cùng số z, cùng số A. D. cùng số A.
35.3. Trong thành phân cấu tạo của các nguyên tử, không có hạt nào dưới đây ?
A. Prôtôn. B. Nơtron. C. Phôtôn. D. Electron.
35.4.Hạt nhân nào dưới đây không chứa nơtron ?
A. Hiđrô thường. B. Đơteri. C. Triti. D. Heli.
35.5. Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Hạt nhân nặng gấp đôi hạt nhân
B. Hạt nhân nặng gấp đôi hạt nhân
C. Hạt nhân nặng gần gấp đôi hạt nhân
D. Hạt nhân nặng bằng hạt nhân
Lời giải:
35.1 | 35.2 | 35.3 | 35.4 | 35.5 |
C | B | C | A | C |
Bài 35.6, 35.7, 35.8, 35.9 trang 106 Sách bài tập Vật Lí 12:
35.6. Hạt nhân heli () là một hạt nhân bền vững. Vì vậy, kết luận nào dưới đây chắc chắn đúng ?
A. Giữa hai nơtron không có lực hút.
B. Giữa hai prôtôn chỉ có lực đẩy.
C. Giữa prôtôn và nơtron không có lực tác dụng.
D. Giữa các nuclôn có lực hút rất lớn.
35.7. Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Các chất đồng vị có cùng tính chất vật lí.
B. Các chất đồng vị có cùng tính chất hoá học.
C. Các chất đồng vị có cùng cả tính chất vật lí lẫn tính chất hoá học.
D. Các chất đồng vị không có cùng tính chất vật lí và tính chất hoá học.
35.8. Hãy chọn phát biểu đúng:
Đơn vị khối lượng nguyên tử bằng
A. khối lượng của hạt nhân hiđrô .
B. khối lượng của prôtôn.
C. khối lượng của nơtron.
D. 1/12 khối lương của hat nhân cacbon .
35.9. Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6 c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là
A. 1,25 m0c2. C. 0,25 m0c2.
B. 0,36 m0c2. D. 0,225 m0c2.
Lời giải:
35.6 | 35.7 | 35.8 | 35.9 |
D | B | D | C |
Bài 35.10 trang 106 Sách bài tập Vật Lí 12: Phân biệt khái niệm hạt nhân và nuclon
Lời giải:
Hạt nhân : Hạt ở trung tâm nguyên tử, tích điện dương +Ze, có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử, tạo bởi Z prôtôn và A -Z nơtron. Nuciôn tên gọi chung của prôtôn và nơtron.
Bài 35.11 trang 106 Sách bài tập Vật Lí 12: Có bao nhiêu prôtôn và nơtron trong các hạt nhân sau ?
Lời giải:
Số proton và notron đượcliệt kê bằng bẳng sau
Kí hiệu hạt nhân | ||||||
Số proton | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 |
Số notron | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Bài 35.12 trang 106 Sách bài tập Vật Lí 12: Cho các hạt nhân : . Trong đó nếu thay prôtôn bằng nơtron và ngược lại thì được những hạt nhân nào ?
Lời giải:
Ta được các hạt nhân :
Bài 35.13 trang 107 Sách bài tập Vật Lí 12: Người ta gọi khối lượng nguyên tử của một nguyên tố hoá học là khối lượng trung bình của một nguyên tử chất đó (tính theo đơn vị u). Vì trong một khối chất hoá học trong thiên nhiên bao giờ cũng chứa một số đồng vị của chất đó với những tỉ lệ xác định, nên khối lượng nguyên tử của mội nguyên tố hoá học không bao giờ là một số nguyên, trong khi đó, số khối của một hạt nhân bao giờ cũng là một số nguyên.
Neon thiên nhiên có ba thành phần là và trong đó thành phần chỉ chiếm 0,26 %, còn lại chủ yếu là hai thành phần kia. Khối lượng nguyên tử của neon là 20,179. Tính tỉ lệ phần trăm của các thành phần
Lời giải:
Ta có : 20x + 22y + 21.0,0026 = 20,179
x + y = 0,9974
Giải hệ hai phương trình trên, ta được :
20x + 22(0,9974 - x) = 20,1244
x = 0,9092
y = 0,0882
Vậy, thành phần nêon () trong nêon thiên nhiên là 90,92% và thành phần nêon () là 8,82%.
Giải SBT Vật Lí 12 Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
Bài 36.1, 36.2 trang 107 Sách bài tập Vật Lí 12:
36.1. Lực hạt nhân là lực nào sau đây ?
A. Lực điện.
B. Lực từ
C. Lực tương tác giữa các nuclôn.
D. Lực tương tác giữa các thiên hà.
36.2. Độ hụt khối của hạt nhân là
A. Δm = Nmn - Zmp.
B. Δm = m - Nmp - Zmp.
C. Δm = (Nmn - Zmp) - m.
D. Δm = Zmp - Nmn.
với N = A - Z; m, mp, mn lần lượt là khối lượng hạt nhân, khối lượng prôtôn và khối lượng nơtron.
Lời giải:
36.1 | 36.2 |
C | C |
Bài 36.3, 36.4, 36.5, 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 108 Sách bài tập Vật Lí 12:
36.3. Năng lượng liên kết của một hạt nhân
A. có thể dương hoặc âm.
B. càng lớn thì hạt nhân càng bền.
C. càng nhỏ thì hạt nhân càng bền.
D. có thể bằng 0 với các hạt nhân đặc biệt.
36.4. Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?
A. Năng lượng liên kết. B. Năng lượng liên kết riêng.
C. Số hạt prôtôn. D. Số hạt nuclôn.
36.5. Hãy chỉ ra phát biểu sai.
Trong một phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn
A. năng lượng toàn phần. B. điện tích.
C. động năng. D. số nuclôn.
36.6. Xác định hạt X trong phương trình sau :
A. B. C. D.
36.7. Đơn vị đo khối lượng nào không sử dụng trong việc khảo sát các phản ứng hạt nhân ?
A. kilôgam. B. miligam
C. gam. D. u.
36.8. Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng mα. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng?
36.9. Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau ; số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
B. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kẽ: riêng của hạt nhân Y.
D. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
Lời giải:
36.3 | 36.4 | 36.5 | 36.6 | 36.7 | 36.8 | 36.9 |
D | D | C | B | A | D | B |
Bài 36.10, 36.11, 36.12, 36.13 trang 109 Sách bài tập Vật Lí 12:
36.10. Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY và AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết riêng của từng hạt nhân tươns ứng là ΔEX, ΔEY và ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là :
A. Y, X, Z. B. Y, Z, X. C. X, Y,Z. D. Z,X,Y.
36.11. Bắn một prôtôn vào hạt nhân đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 60o. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân, tính theo đơn vị u, bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là
A. 4. B. 1/2. C. 2. D. 1/4.
36.12. Cho khối lượng của prôtôn, nơtron ; lần lượt là 1,0073 u ;0087 u ; 39,9525 u ; 6,0145 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân thì năng ỉượng liên kết riêng của hạt nhân
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.
B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.
36.13. Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của hai hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của hai hạt sau phản ứng là 0,02 u. Phản ứng hạt nhân này
A. toả năng lượng 1,863 MeV.
B. toả năng lượng 18,63 MeV.
C. thu năng lượng 1,863 MeV.
D. thu năng lượng 18,63 MeV.
Lời giải:
36.10 | 36.11 | 36.12 | 36.13 |
A | A | B | D |
Bài 36.14 trang 109 Sách bài tập Vật Lí 12: Tính năng lượng liên kết của các hạt nhân ;
Cho biết: m() = 11,0064 u ; m() = 3,015 u.
Lời giải:
- Năng lượng liên kết của hạt nhân : Wlk = Δm.c2 = (5.mP + 6.mn – mB).c2
- Suy ra năng lượng liên kết riêng của hạt nhân : Wlk/A = 76,3MeV/nuclon
- Năng lượng liên kết của hạt nhân : Wlk = Δm.c2 = (1.mP + 2.mn – mT).c2
- Suy ra năng lượng liên kết riêng của hạt nhân : Wlk/A = 8,5MeV/nuclon.
Bài 36.15 trang 110 Sách bài tập Vật Lí 12: Tính năng lượng liên kết của 234U và 238U
. Hạt nhân nào bền hơn? Cho biết m(234U) = 233,982 u ; m(238u) = 237,997 u.Lời giải:
1786 MeV và 1804 MeV tương ứng với các năng lượng liên kết trên 1 nuclon; 7,63 MeV/A và 7,67 MeV/A ⇒ 238U bền hơn.
Bài 36.16 trang 110 Sách bài tập Vật Lí 12: Tính năng lượng liên kết riêng của . Cho biết : m() = 9,0108 u; m() = 63,913 u; m() = 107,878 u.
Lời giải:
- Năng lượng liên kết của hạt nhân : Wlk = Δm.c2 = (4.mP + 6.mn – mBe).c2 = 0,0679.c2 = 63,249 MeV.
- Suy ra năng lượng liên kết riêng của hạt nhân : Wlk/A = 6,325 MeV/nuclon
- Năng lượng liên kết của hạt nhân : Wlk = Δm.c2 = (29.mP + 35.mn – mCu).c2
- Suy ra năng lượng liên kết riêng của hạt nhân : Wlk/A = 8,75 MeV/nuclon
- Năng lượng liên kết của hạt nhân : Wlk = Δm.c2 = (47.mP + 61.mn – mAg).c2
- Suy ra năng lượng liên kết riêng của hạt nhân : Wlk/A = 8,56 MeV/nuclon