X

Giải sách bài tập Vật Lí lớp 12

Giải SBT Vật Lí 12 Chương 4: Dao động và sóng điện từ


Giải SBT Vật Lí 12 Chương 4: Dao động và sóng điện từ

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Vật Lí 12 Chương 4: Dao động và sóng điện từ hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập về nhà Vật Lí lớp 12.

Giải SBT Vật Lí 12 Chương 4: Dao động và sóng điện từ

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 20: Mạch dao động

Bài 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 trang 53 Sách bài tập Vật Lí 12:

20.1. Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa

A. điện trường và từ trường.

B. điện áp và cường độ điện trường,

C. điện tích và dòng điện.

D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.

20.2. Điện tích của một bản tụ điện trong một mạch dao động lí tưởng biến thiên theo thời gian theo hàm số q = q0cosωt. Biểu thức của cường độdòng điện trong mạch sẽ là i = I0cos(ωt + φ) với:

A. φ = 0.        B. φ = π/2.        C. φ = -π/2.        D. φ = π.

20.3. Tích điện cho tụ điện C0 trong mạch điện vẽ ở sơ đồ Hình 20.1. Trong mạch điện sẽ xuất hiện dao động điện từ nếu dùng dây dẫn nối O với chốt nào ?

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

A. Chốt 1.        B. Chốt 2.        C. Chốt 3.        D. Chốt 4.

20.4. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 10 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 1 mH. Tần số của dao động điện từ riêng trong mạch sẽ là bao nhiêu ?

A. 19,8 Hz.        B. 6,3.107 Hz.

C. 0,05 Hz.        D. 1,6 MHz.

Lời giải:

20.120.220.320.4
DBCD

Bài 20.5, 20.6, 20.7 trang 54 Sách bài tập Vật Lí 12:

20.5. Đồ thị nào trong Hình 20.2 biểu diễn sự biến thiên cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng theo thời gian, nếu lấy mốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch ?Hình 20.2

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

A. Đồ thị a.        B. Đồ thị b.

C. Đồ thị c.        D. Không có đồ thị nào.

20.6. Sự biến thiên theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và của cường độ dòng điện i trong một mạch dao động lí tưởng được biểu diễn bằng đố thị q(t) nét liền và i(t) nét đứt trên cùng một hệ tọa độ [(q,i)t] ở Hình 20.3. Đồ thị nào đúng ? Lấy mốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện trong mạch.

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

A. Đồ thị a.        B. Đồ thị b.

C. Đồ thị c.        D. Không có đồ thị nào.

20.7. Tần số dao động riêng f của một mạch dao động lí tưởng phụ thuộc như thế nào vào điện dung C của tụ điện và độ tự cảm L của cuộn cảm trong mạch ?

A. f tỉ lệ thuận với √L và √C.

B. f tỉ lệ nghịch với √L và √C.

C. f lệ thuận với √L và tỉ lệ nghịch với √C.

D. f lệ nghịch với √L và tỉ lệ thuận với √C.

Lời giải:

20.520.620.7
BCB

Bài 20.8, 20.9, 20.10, 20.11 trang 55 Sách bài tập Vật Lí 12:

20.8. Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung 0,1μF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là

A. 3.105 rad/s.        B. 105 rad/s.

C. 4.105 rad/s.        D. 2.105 rad/s.

20.9. Một mạch dao động LC gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10-2/π (H) và một tụ điện có điện dung 10-10/π (F). Chu kì dao động điện từ riêng của mạch này bằng

A. 3.10-6 s.        B. 4.10-6 s        C. 2.10-6 s.        D.5.10-6 s.

20.10. Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/π (mH) và tu điên có điện dung 4/π (nF). Tần số dao động riêng của mạch là

A. 5π105 (Hz).        B. 2,5π105 (Hz).

C. 5π106 (Hz).        D. 2,5π106 (Hz).

20.11. Biểu thức của năng lượng điện trường trong tụ điện là W = Q2/2C. Năng lượng điện trường trong tụ điện của một mạch dao động biến thiên như thế nào theo thời gian ?

A. Biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì 2T

B. Biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì T.

C. Biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì T/2.

D. Không biến thiên điều hoà theo thời gian.

(T là chu kì biến thiên của điện tích của tụ điện).

Lời giải:

20.820.920.1020.11
BCBC

Bài 20.12 trang 55 Sách bài tập Vật Lí 12: Tính chu kì dao động riêng của một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 200 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 0,02 H.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính chu kỳ của dao động LC ta có

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 21: Điện từ trường

Bài 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, 21.5 trang 56 Sách bài tập Vật Lí 12:

21.1. Một dòng điện một chiều không đổi chạy trong một dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn

A. có điện trường,        C. có điện từ trường.

B. có từ trường.        D. không có trường nào cả.

21.2. Tìm phát biểu sai.

A. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích đứng yên.

B. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích chuyển động.

C. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích đứng yên.

D. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích chuyển động.

21.3. Chỉ ra phát biểu sai.

Xung quanh một điện tích dao động

A. có điện trường.        B. có từ trường.

C. có điện từ trường.        D. không có trường nào cả.

21.4. Khi phân tích thí nghiêm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra

A. điện trường.        B. từ trường.

C. điện từ trường.        D. điện trường xoáy.

21.5. Chỉ ra phát biểu sai.

A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích và không có khả năng lan truyền đi xa.

B. Từ trường tồn tại xung quanh dòng điện không đổi và không có khả năng lan truyền đi xa.

C. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có tia lửa điện và không có khả năng lan truyền đi xa.

D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có tia lửa điện và có khả năng lan truyền đi xa.

Lời giải:

21.121.221.321.421.5
BADDC

Bài 21.6, 21.7, 21.8, 21.9, 21.10 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 12:

21.6. Điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây ?

A. Xung quanh một quả cầu tích điện.

B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện trái dấu.

C. Xung quanh một ống dây điện.

D. Xung quanh một tiá lửa điện.

21.7. Điện từ trường xuất hiện tại chỗ xảy ra tia chớp vào lúc nào ?

A. Vào đúng lúc ta nhìn thấy tia chớp.

B. Trước lúc ta nhìn thấy tia chớp một khoảng thời gian rất ngắn.

C. Sau lúc ta nhìn thấy tia chớp một khoảng thời gian rất ngắn.

D. Điện từ trường không xuất hiện tại chỗ có tia chớp.

21.8. Chỉ ra phát biểu sai.

A. Điện trường gắn liền với điện tích.

B. Từ trường gắn liền với dòng điện.

C. Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện.

D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên.

21.9. Chỉ ra phát biểu sai ?

A. Điện trường gắn liền với điện tích.

B. Từ trường gắn liền với dòng điện.

C. Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện.

D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên.

21.10. Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện điện từ trường ?

A. Electron chuyển động trong dây dẫn thẳng có dòng điện một chiều.

B. Electron chuyển động trong dây dẫn tròn có dòng điện một chiều,

C. Electron chuyển động trong ống dây có dòng điện một chiều.

D. Electron trong đèn hình vô tuyến đến va chạm vào màn hình.

Lời giải:

21.621.721.821.921.10
DBDCD

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 hay khác: