X

Giải sách bài tập Vật Lí lớp 12

Giải SBT Vật Lí 12 Chương 3: Dòng điện xoay chiều


Giải SBT Vật Lí 12 Chương 3: Dòng điện xoay chiều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Vật Lí 12 Chương 3: Dòng điện xoay chiều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập về nhà Vật Lí lớp 12.

Giải SBT Vật Lí 12 Chương 3: Dòng điện xoay chiều

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 trang 33 Sách bài tập Vật Lí 12:

12.1. Cho điện áp tức thời giữa hai đầu một mạch điện là: u = 80cos100πt (V)Điện áp hiệu dụng là bao nhiêu ?

A. 80 V.        B. 40 V.        C. 80√2 V.        D. 40√2 V.

12.2. Điện áp giữa hai cực một vôn kế xoay chiều là u = 100√2cosπt (V). Số chỉ của vôn kế này là

A. 100 V.        B. 141 V.        C.70V.        D. 50 V.

12.3. Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = 2cos100πt(A). Cường độ hiộu dụng của dòng điện này là

A. √2 A.        B. 1 A.        C. 2√2 A.        D. 2 A.

12.4. Dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời i = 4cos(100πt + π/6) có

A. pha ban đầu là 60o.

B. tần số là 100 Hz.

C. chu kì là 0,01 s.

D. cường độ dòng điện cực đại là 4 A.

12.5. Dòng điện xoay chiều i = 5√2cos100πt (A) chạy qua một ampe kế. Tần số của dòng điện và số chỉ của ampe kế là

A. 100 Hz và 5 A.        B. 50 Hz và 5 A.

C. 50 Hz và 5√5 A.        D. 100 Hz và 5√2 A.

Lời giải:

12.112.212.312.412.5
DAADB

Bài 12.6 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 12: 12.6. Suất điện động cảm ứng do một máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức e = 200√cos(100πt + π/3)(V). Chu kì cùa suất điện động này là

A. 0,02 s.        B. 314 s.        C. 50 s.        D. 0,01 s.

Lời giải:

Chọn đáp án A.

Bài 12.7 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 12: Điện áp tức thời giữa hai đầu một mạch điện xoay chiểu là : u = 220√2cos100πf(V)

Xác định độ lệch pha (sớm pha, trễ pha, đồng pha) của các dòng điện sau đây so với u :

a) i1 = 5√2cos(100πt - π/6)(A)

b) i2 = 5√2cos(100πt - π/4)(A)

c) i3 = 5√2cos(100πt - 5π/6)(A)

Lời giải:

a) Trễ pha π/6

b) Sớm pha π/4

c) Ta có i3 = 5√2cos(100πt - 5π/6)

= 5√2cos(100πt + π/6)

⇒ sớm pha π/6

Bài 12.8 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 12: Điện áp giữa hai đầu một mạch điện : u = 200cos100πt(V)

Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời biết rằng cường độ hiệu dụng là 5 A và dòng điện tức thời trễ pha π/2 so với u

Lời giải:

Vì cường độ hiệu dụng là 5 A và dòng điện tức thời trễ pha π/2 so với u nên biểu thức cường độ dòng điện tứ thời là

i = 5√2cos(100πt - π/2)A

Bài 12.9 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 12: Cho các dòng điện tức thời

i1 = 5cos(100πt - π/3)(A)

i2 = 8cos(100πt + π/6)(A)

i3 = 4√2cos(100πt - π/4)(A)

Xác định những thời điểm tại đó các cường độ dòng điện trên đây đạt :

a. giá trị cực đại hoặc cực tiểu.

b. giá trị cực đại

c. giá trị 0.

Lời giải:

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều

Bài 13.1, 13.2, 13.3 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 12:

13.1. Đặt điện áp xoay chiều u = U√2ωt vào hai đầu một điện trở thuần R = 110Ω thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua điện trở bằng √2A. Giá trị u bằng

A. 220√2 V.        B. 220 V.

C. 110 V.        D. 100√2 V.

13.2. Khi dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy trong cuộn cảm thuần có độ tư cảm 1/2π(H)thì cảm kháng của cuôn cảm này bằng

A. 25 Ω.        B. 75 Ω.        C. 50 Ω.        D. 100 Ω.

13.3.Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì

A. cường độ dòng điện trong mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong mạch.

C. tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Lời giải:

13.113.213.3
DCD

Bài 13.4, 13.5, 13.6 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 12:

13.4. Đặt điện áp u = 100cos100πt(V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/2π(H). Biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A. i = 2cos(100πt - π/2) (A).

B. i = 2cos(100πt + π/2) (A).

C. i = 2√2cos(100πt - π/2) (A).

D. i = 2√2cos(100πt + π/2) (A).

13.5. Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

13.6. Đặt điện áp xoay chiều u = 100√2cos100πt (V) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 2.10-4/π(F).

Biểu thức cường độ dòng điện qua tụ điện là :

A. i = 2cos(100πt - π/2) (A).

B. i = 2√2cos(100πt + π/2) (A).

C. i = 2cos(100πt + π/2) (A).

D. i = 2√2cos(100πt - π/2) (A).

Lời giải:

13.413.513.6
ACB

Bài 13.7 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 12: Mắc một cuộn cảm có hệ số tự cảm L và điện trở r vào một mạch điện xoay chiều. Có thể coi mạch điện này như

A. một điện trở thuần mắc song song với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.

B. một điện trở thuần mắc song song với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.

C. một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.

D. một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Bài 13.8 trang 37 Sách bài tập Vật Lí 12: Đặt điện áp u = U0cos(100πt - π/3)(V) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 2.10-4/π(F). Ớ thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thìncường độ dòng điện trong mạch là 4 A. Tìm biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch.

Lời giải:

Theo bài ra ta có

u = U0cos(100πt - π/3)

i = I0cos(100πt - π/3 + π/2) = = I0sin(100πt - π/3)

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

I0 = U0/ZC = U0/50

Từ U0cos(100πt - π/3) = 150

⇒ cos(100πt - π/3) = 150/U0

I0sin(100πt - π/3) = 4

⇒ sin(100πt - π/3) = 200/U0

Từ

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

Bài 13.9 trang 37 Sách bài tập Vật Lí 12: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1/2π(H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100√2V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Tìm biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm.

Lời giải:

Theo bài ra ta có

u = U0cos(100πt + π/3)

i = I0cos(100πt + π/3 - π/2)

= I0sin(100πt + π/3)

ZL = ωL = 1/2π.100π = 50Ω

Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12 Giải sách bài tập Vật Lí 12 | Giải sbt Vật Lí 12

⇒ 2.104 + 104 = U02 ⇒ U0 = 100√3

⇒ i = 2√3cos(100πt - π/6) (A)

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 hay khác: