Một lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là một tam giác đều, được đặt trong không khí
Bài 26: Các loại quang phổ
Bài 26.15 trang 75 Sách bài tập Vật Lí 12: Một lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu vào lăng kính một dải sáng màu rất mỏng, sao cho mặt phẳng của dải sáng song song với cạnh của góc chiết quang và rất gần cạnh này. Dải sáng này có ba thành phần đơn sắc là : đỏ, lam, và tím. Góc tới của các tia sáng trong dải được chọn sao cho góc lệch của tia lam có giá trị cực tiểu.
Chiết suất của lăng kính đối với ba ánh sáng đơn sắc này là : nđỏ = 1,5140; nlam = 1,5230 và ntím = 1,5318.
Quang phổ của dải sáng được thu trên một màn ảnh đặt vuông góc với mặt phẳng của dải sáng và cách cạnh A của lăng kính 2 m. Tính các khoảng cách giữa vạch đỏ và vạch lam và giữa vạch lam và vạch tím trong quang phổ này.
Lời giải:
Gọi H là giao điểm của đường kéo dài tia tới với màn ảnh (H.26.1G).
Ta có: AH = 2 m.
Ta hãy tính góc lệch của tia lam.
Vì góc lệch của tia lam là cực tiểu nên
r1 = r2 = A/2 = 30o
sini1 = n1sinr1 = 1,525.0,5 = 0,7615
⇒ i1 = 49,5966o = i2
Dlam min = i1 + i2 - A = 39,193o
Gọi L là giao điểm của tia lam với màn ảnh, ta có :
HL = AHtanDlam min = 2tan39,193o = 1,631 m
Ta hãy tính góc lệch của tia đỏ.
r1 = 30,199o ; r2 = A - r1 = 60 - 30,199 = 29,801o
sini2 = nđsinr2 = 1,5140. sin29,801o = 0,75244 ⇒ i2 = 48,802o
Dđ = i1 + i2 - A = 49,5966o + 48,802o - 60o = 38,3986o
Gọi Đ là vết của tia đỏ trên màn ảnh, ta có :
HĐ = AH tanDđ = 2.tan38,3986o = 1,585 m
Tương tự, đối với tia tím, ta có :
r1 = 29,810o ; r2 = A - r1 = 60o - 29,810o = 30,19o
sini2 = ntsinr2 = 1,5318.sin30,19o = 0,7703 ⇒ i2 = 50,381o
Dt = i1 + i2 - A = 49,5966o + 50,381o - 60o = 39,977o
Gọi T là vết của tia tím trên màn ảnh, ta có :
HT = AH tanDt = 2. 0,834 = 1,668 m
Khoảng cách giữa vạch đỏ và vạch lam :
HL - HĐ = 1,631 - 1,585 = 0,046 m = 4,6 cm
Khoảng cách giữa vạch lam và vạch tím :
HT - HL = 1,668 - 1,631 = 0,037 m = 3,7 cm.