Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà. Lò xo có độ cứng k = 40 N/m
Bài tập cuối chương I
Bài I.4, I.5, I.6, I.7, I.8, I.9 trang 16 Sách bài tập Vật Lí 12:
I.4. Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà. Lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Khi quả cầu con lắc qua vị trí có li độ x = -2 cm thì thế năng của con lắc bằng
A. -0,016 J. B. 0,008 J.
C. -0,08 J. D. 0,016 J.
I. 5. Một con lắc đơn dao động điều hoà. Trong khoảng thời gian Δt con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần. Tăng chiều dài con lắc thêm 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là
A. 80 cm. B. 60 cm.
C. 100 cm. D. 144 cm.
I.6. Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox theo phương trình x = -4cos5πt (cm). Biên độ, chu kì và pha ban đầu của dao động là
A. -4 cm ; 0,4 s ; 0. B. 4 cm ; 0,4 s ; 0.
C. 4 cm ; 2,5 s ; π rad. D. 4 cm ; 0,4 s ; π rad.
I.7. Một vật dao động điều hoà với tốc độ cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là
A. 0. B. 15 cm/s C. 20 cm/s. D. 10 cm/s.
I.8. Một con lắc lò xo có độ cứng 36 N/m và khối lượng m. Biết thế năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số 6 Hz. Lấy π2 = 10, khối lượng của vật là
A. 50 g. B. 75 g. C.100 g. D. 200 g.
I.9. Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo trục Ox nằm ngang. Con lắc gồm một vật có khối lượng 100 g và một lò xo có độ cứng 100 N/m. Kéo vật tới vị trí có li độ bằng 2 cm rồi truyền cho vật vận tốc 1,095 m/s theo chiều dương. Chu kì và biên độ dao động của con lắc là
A. 0,2 s ; 4 cm. B. 0,2 s ; 2 cm.
C. 2π (s); 4cm. D. 2π (s); 10,9cm.
Lời giải:
I.4 | I.5 | I.6 | I.7 | I.8 | I.9 |
B | C | D | C | C | A |