Tập bản đồ Địa Lí 7 Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
Tập bản đồ Địa Lí 7 Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
Bài 1 (trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 7): Dựa vào lược đồ “Các môi trường tự nhiên châu Phi” trong SGK, đối chiếu với lược đồ bên, hãy tô màu vào chú giải và lược đồ để thấy rõ vị trí, giới hạn và sự phân bố của các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Phi.
Lời giải:
Bài 2 (trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 7): Em hãy cho biết:
Nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi
Tên của hai hoang mạc lớn nhất châu lục này
Lời giải:
Nguyên nhân hình thành môi trường xavan và hoang mạc ở châu Phi:
- Châu Phi có 2 đường chí tuyến chạy qua, khu vực 2 chí tuyến nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời, nhưng đây là khu vực áp cao, lặng gió và ít mưa.
- Lãnh thổ châu Phi có hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, địa hình cao ở rìa và thấp ở giữa, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.
- Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ: dòng biển Ca-na-ri, dòng biển Ben-ghê-la,... khiến các khối khí ẩm từ biển thổi vào ngưng tụ và gây mưa ngay ngoài khơi, khi vào trong lục địa, các khối khí giảm ẩm và ít gây mưa.
Tên của hai hoang mạc lớn nhất châu lục này: Hoang mạc Xa-ra-ha và hoang mạc Ca-la-ha-ri.
Bài 3 (trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 7): Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động vật, thực vật chính tiêu biểu của các kiểu môi trường sau:
Môi trường | Động vật tiêu biểu | Thực vật tiêu biểu |
XAVAN | ................. | ................. |
HOANG MẠC | ................. | ................. |
Lời giải:
Môi trường | Động vật tiêu biểu | Thực vật tiêu biểu |
XAVAN | Ngựa vằn, sơn dương, huơu cao cổ, trâu, sư tử, báo gấm,... | Bao báp, các loại cây cỏ bụi,... |
HOANG MẠC | Các loài bò sát: rắn, thằn lằn, các loại côn trùng: nhện, bọ cạp... | Xương rồng, cây bụi gai,... |