Tập bản đồ Địa Lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới
Tập bản đồ Địa Lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới
Bài 1 (trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 7): Quan sát kĩ lược đồ bên và dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết:
Vị trí của châu Nam Cực
Vì sao lại nói châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới
Châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật gì về:
• Gió bão
• Băng
• Động, thực vật
• Khoáng sản
Lời giải:
Vị trí của châu Nam Cực: Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, chứa cực Nam địa lý, gần như nằm hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực.
Châu Nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới vì: Vào năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam cực là – 94,5oC.
Châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật về:
• Gió bão: Có nhiều gió bão nhất trên thế giới, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vận tốc thường trên 60km/h
• Băng: Gần như toàn bộ bề mặt lục địa bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km3.
• Động, thực vật: Do khí hậu lạnh khác nghiệt nên thực vật không thể tồn tại; động vật có các loài: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển, cá coi xanh,...
• Khoáng sản: Than đá, sắt, đồng.... và tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên.
Bài 2 (trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 7): Hãy cho biết vì sao một châu lục rất lạnh, khắc nghiệt mà các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới lại đến đây để thám hiểm và nghiên cứu.
Lời giải:
Một châu lục rất lạnh, khắc nghiệt mà các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới lại đến đây để thám hiểm và nghiên cứu vì:
- Nam Cực là châu lục được phát hiện muộn nhất và còn nhiều điều bí ẩn.
- Châu Nam Cực là một bộ phận của Trái Đất, sự di chuyển của khí quyển và sự thay đổi thời tiết ở Nam Cực cũng ảnh hưởng tới khí quyển toàn Trái Đất.