Giải Vở bài tập Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Giải Vở bài tập Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Bài 1 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền những nét lớn về tình hình Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929 trên các mặt:
Trả lời:
- kinh tế:
+ 1918 – 1927: nền kinh tế Nhật Bản phát triển: sản lượng công nghiệp tăng nhanh, thị trường buôn bán được mở rộng....
+ Từ 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
- xã hội: Hàng loạt các cuộc đấu tranh chống chính phủ của quần chúng lao động đã diễn ra. Tiêu biểu là: cuộc “bạo động lúa gạo” (1918)....
Bài 2 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 8: Lập bảng so sánh tình hình Nhật Bản và nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929 trên các mặt:
Trả lời:
Nội dung | Nhật Bản | Mĩ |
Hoàn cảnh lịch sử | - Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất. | - Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất. |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế | - Kinh tế phát triển trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng lâm vào khủng hoảng, suy thoái. | - Kinh tế bước vào thời kì phát triển phồn vinh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. |
Tình hình chính trị - xã hội | - chính trị - xã hội không ổn định: phong trào đâuts tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi. |
- Nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố. - xã hội ổn định. |
Bài 3 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét nổi bật của tình hình nước Nhật trong những năm 1929 – 1939:
a. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Nhật:
b. Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa như thế nào?
Trả lời:
a. - Kinh tế: Lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng: năm 1931, sản lượng công nghiệp giảm 32.5%, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929.
- Xã hội: hàng triệu người thất nghiệp, các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi.
- chính trị: lực lượng quân phiệt ngày càng tăng cường ảnh hưởng trong đời sống chính trị Nhật Bản.
b. - Nhật Bản chuyển sang chế độ độc tài phát xít thông qua việc:
+ Thứ nhất: Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
+ Thứ hai: tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa: Tháng 9/1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất này thành thuộc địa.