X

Giải vở bài tập Lịch Sử 8

Giải Vở bài tập Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)


Giải Vở bài tập Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bài 1 trang 75 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

a) Sau khi đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã

A. Thiết lập bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

B. Bóc lột nhân dân ta về kinh tế và tham vọng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

C. Chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

b) Khi thực dân Pháp chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách

A. Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân, đàn áp khởi nghĩa nông dân.

B. Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

C. Bồi dưỡng sức dân để chuẩn bị đánh Pháp.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

c) Em có suy nghĩ gì về các chính sách của thực dân Pháp và triều đình Huế?

Trả lời:

a) B. Bóc lột nhân dân ta về kinh tế và tham vọng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

b) B. Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

c) - Về chính sách của thực dân Pháp:

    + Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn chính trị thâm độc kết hợp sức mạnh quân sự để từng bước xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa.

- Về chính sách của triều đình Huế: Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợ của thực dân Pháp, triều đình Huế vẫn thi hành các chính sách đối lỗi thời, phản động; vẫn nuôi hi vọng có thể lấy lại những vùng đất đã mất thông qua con đường “thương thuyết, hòa bình”.

→ chính sách này của triều đình Huế đã thể hiện thái độ thỏa hiệp với thực dân Pháp xâm lược và tạo cho Pháp nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

Bài 2 trang 76 Vở bài tập Lịch sử 8: Các Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) có nội dung như thế nào?

- Hãy điền dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng.

[ ] Cắt Bình Thuận khỏi Trung Kì và nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.

[ ] Nhập Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào Bắc Kì.

[ ] Triều đình chỉ được cai quản Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp.

[ ] Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.

[ ] Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.

[ ] Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

[ ] Tất cả các ý trên.

- Em có suy nghĩ gì về nội dung hai hiệp ước trên?

Trả lời:

[X] Tất cả các ý trên.

    + Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã thể hiện thái độ đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước hành động xâm lược của thực dân Pháp. Từ đây, triều đại phong kiến Nguyễn – với tư cách là một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.

    + Nội dung của hai bản hiệp ước này đã gây nên sự căm phẫn sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam → thúc đẩy phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng ngày càng phát triển.

Bài 3 trang 77 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Hãy điền tiếp các sự kiện ở cột bên phải để tương ứng với thời gian ở cột bên trái.

b) Dựa vào những sự kiện trên, em hãy nhận xét thái độ và hành động của triều đình Huế trước nạn ngoại xâm.

Trả lời:

a)

Thời gian Sự kiện
1/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nguyễn Tri Phương cùng quân triều đình anh dũng chống trả.
1859 Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã.
1861 Pháp tấn công, đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Quân triều đình kháng cự mãnh mẽ nhưng không giành thắng lợi.
1867 Quân Pháp đánh chiếm tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn.
1873 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. Triều đình Huế tìm cách “thương lượng” với Pháp.
1874 Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, thùa nhận 6 tỉnh Nam Kì là thuộc địa của Pháp.
1882 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai. Triều dình Huế vội vàng cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp.
1883 Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Hác-măng.
1884 Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nôt.

b) - Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, triều đình Huế đã có những thái độ và hành động đi từ thỏa hiệp, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn. Điều này được thể hiện qua việc:

    + Nhu nhược, thiếu kiên quyết trong đấu tranh chống Pháp.

    + Giữ thái độ “ảo tưởng” về việc có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương lượng hòa bình”

    + Không kết hợp với nhân dân để chống Pháp xâm lược.

    + Nhiều sai lầm về đường lối quân sự.

→ Những thái độ và hành động trên của triều đình, đã:

    + Tạo cho Pháp nhiều điều kiện thuận lợi để kế hoạch xâm lược Việt Nam.

    + Gây nên sự bất bình sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam. → Lực lượng phong kiến đầu hàng cũng là trở thành kẻ thù của nhân dân.

Bài 4 trang 78 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy sưu tầm những mẩu chuyện và trình bày hiểu biết của em về hai nhân vật Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Trả lời:

1. Nhân vật Nguyễn Tri Phương.

- Nguyễn Tri Phương (1800 – 1870), quê ở làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, nhờ nỗ lực học tập, đọc nhiều sách vở, nên từ sớm, Nguyễn Tri Phương đã tinh thông kinh điển, binh thư.

- Nguyễn Tri Phương bắt đầu sự nghiệp bằng chức thư lại ở một huyện, thế nhưng sau đó, bằng chí lớn và tài năng của mình, Nguyễn Tri Phương đã trở thành một vị đại thần, trụ cột của triều đình Huế.

- Năm 1872, dù đã 72 tuổi, Nguyễn Tri Phương vẫn lĩnh ấn Kinh lược sứ Bắc Kì, ra Hà Nội đương đấu với quân xâm lược Pháp. Khi giặc Pháp tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ anh dũng chiến đấu, song không chống lại được hỏa lực của địch, quân triều đình tan rã. Nguyễn Tri Phương bị một mảnh đại bác xuyên vào bụng, bị thương nặng. Đến phút cuối, ông đã nhờ người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề và ung dung nói “nghĩa làm bề tôi phải chết”, rồi ra đi một cách bình thản.

2. Nhân vật Hoàng Diệu:

- Hoàng Diệu (1829 – 1882), quê ở làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.

- Năm 1848, Hoàng Diệu đỗ cử nhân, năm 1853 đỗ Phó bảng. Bằng sự nỗ lực và tài năng hơn người, Hoàng Diệu đã nhanh chóng trở thành vị đại thần trụ cột của triều đình.

- Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội, Hoàng Diệu lúc này là Tổng đốc thành Hà Nội đã kiên quyết lãnh đạo quân sĩ chiến đống chống xâm lược. Mặc dù quân sĩ triều đình chiến đấu anh dũng, song không địch lại được hỏa lực của Pháp, thành Hà Nội bị Pháp chiếm. Kiên quyết không đầu hàng Pháp, Hoàng Diệu đi vào hành cung, thảo tờ di biểu gửi vua Tự Đức rồi đến Võ Miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự vẫn.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Lịch Sử lớp 8 khác: