Giải Vở bài tập Lịch Sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
Giải Vở bài tập Lịch Sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
Bài 1 trang 15 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền các phát minh, cải tiến kĩ thuật vào phần để trống dưới đây tương ứng với mốc thời gian cho sẵn.
Trả lời:
Thời gian | Phát minh, cải tiến kĩ thuật |
1764 | Máy kéo sợi Gien-ni |
1769 | Máy kéo sợi chạy bằng sức nước |
1784 | Máy hơi nước |
1785 | Máy dệt |
Đầu thế kỉ XX | Tàu thủy chạy bằng hơi nước |
1825 | Đường sắt |
1830 | Nước Anh có 108 km đường sắt |
1850 | Nước Anh có 10 000 km đường sắt |
1760 – 1840 | Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh |
Bài 2 trang 16 Vở bài tập Lịch sử 8: Đánh dấu X vào ô trống trước nội dung em cho là đúng.
Trả lời:
Các câu trả lời đúng là:
[X] Máy móc được phát mình và sử dụng đầu tiên ở Anh.
[X] Máy dệt đầu tiên ở Anh được chế tạo bởi Ét-mơn Các-rai.
[X] 1784, máy hơi nước ra đời.
[X] Máy dệt chạy bằng sức nước gặp khó khăn phải ngừng hoạt động vào mùa đông.
[X] Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
[X] Đầu thế kỉ XIX, máy hơi nước được sử dụng trong ngành giao thông vận tải.
[X] Cách mạng công nghiệp ở Anh là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
[X] cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh, sau đó lan rộng ra nhiều nước tư bản khác.
[X] Ngành dệt là ngành sản xuất chủ yếu ở Anh, nêm máy móc được phát minh và cải tiến sớm.
Bài 3 trang 17 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nối ô bên trái với bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Bài 4 trang 17 Vở bài tập Lịch sử 8: Quan sát các hình 12, 13, 15 (SGK Lịch sử 8), em có nhận xét gì?
Trả lời:
- Về hình 12: Những người thợ kéo sợi dưới hình thức thủ công, sử dụng sức lao động cơ bắp của con người. Với hình thức kéo sợi thô sơ, lạc hậu này, năng suất lao động thu được rất thấp, do đó, không cung cấp đủ nhu cầu sợi cho thị trường.
- Về hình 13: Hình thức kéo sợi đã có sự thay đổi, hiện đại hóa hơn thông qua việc sử dụng máy kéo sợi Gien-ni. Với việc sử dụng máy kéo sợi Gien-ni, số lượng người tham gia lao động giảm xuống nhưng năng xuất thu được (so với kéo sợi bằng tay) tăng lên gấp nhiều lần.
- Về hình 15: Đời sống xã hội của người dân và việc vận chuyển hàng hóa sản xuất được nhanh chóng, thuận lợi hơn nhờ việc phát minh ra đường sắt và xe lửa.
Bài 5 trang 18 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy điền tiếp vào chỗ chấm (....) cho phù hợp.
Trả lời:
a) Cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ năm 1830.
b) Giữa thế kỉ XIX, Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 là .
c) Sản lượng gang, sắt của Pháp tăng 3 lần.
d) Nước Pháp hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và đứng thứ hai thế giới sau nước Anh.
đ) Nước Đức tuy chưa thống nhất nhưng cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX.
e) Số máy hơi nước của Đức tăng 6 lần.
f) Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất và công nghiệp luyện kim ở Đức tăng nhanh.
g) Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức cũng xâm nhập vào nông nghiệp.
Bài 6 trang 18 Vở bài tập Lịch sử 8: Viết về hệ quả cách mạng công nghiệp, có bạn viết
“Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản – giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến”
Nhận định trên của bạn có những chỗ chưa thỏa đáng. Em hãy gạch chân những từ sai và giải thích lý do tại sao.
Trả lời:
- Gạch chân những nhận định sai:
“Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản – giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến”
- Giải thích:
+ Hệ quả về kinh tế của cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền công thương – nghiệp , nhiều thành thị lớn đã ra đời và nhanh chóng trở thành tâm kinh tế lớn. từ đó, thu hút dòng người (đặc biệt là lực lượng người nghèo, nông dân bị mất ruộng đất) từ nông thôn lên thành thị kiếm sống.
+ Hệ quả về mặt xã hội của cuộc cách mạng Công nghiệp là đưa đến sự hình thành của 2 giai cấp – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Bài 7 trang 19 Vở bài tập Lịch sử 8: Dựa vào lược đồ chính trị Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX (Hình 19 – SGK Lịch sử 8), em hãy lập bảng thống kê các quốc gia tư sản Mĩ La-tinh theo thứ tự thời gian thành lập.
Trả lời:
STT | Tên quốc gia tư sản | Năm thành lập |
1 | Ha-i-ti | 1804 |
2 | Ê-cu-a-đo | 1809 |
3 | Ác-hen-ti-na | 1810 |
4 | Pa-ra-Goay | 1811 |
5 | Vê-nê-xu-ê-la | 1811 |
6 | Chi-lê | 1818 |
7 | Cô-lôm-bi-a | 1819 |
8 | Mê-hi-cô | 1821 |
9 | Goa-tê-ma-la | 1821 |
10 | En-xan-van-do | 1821 |
11 | Cô-xta-ri-ca | 1821 |
12 | Hon-đu-rat | 1821 |
13 | Pê-ru | 1821 |
14 | Bô-li-vi-a | 1825 |
15 | U-ru-goay | 1828 |
Bài 8 trang 19 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nối ô bên trái (tên nhân vật) với ô bên phải (sự kiện lịch sử) sao cho phù hợp.
Trả lời:
Bài 9 trang 19 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy khoanh tròn chữ cái chỉ đáp án đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây:
Cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và cuộc cải cách nông nô ở Nga đều là cách mạng tư sản vì:
a. bị ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp 1789.
b. Công cuộc thống nhất Đức do quân phiệt Phổ đứng đầu.
c. Công cuộc thống nhất Italia do Ga-ri-ban-đi lãnh đạo.
d. Nga hoàng tiến hành cải cách nông nô ở Nga.
đ. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Trả lời:
(đ) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.