X

Giải vở bài tập Sinh Học lớp 7

Giải vở bài tập Sinh Học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn


Giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Sinh Học lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh Học 7.

I. Một số giun tròn khác (trang 34 Vở bài tập Sinh học 7)

1. (trang 34 Vở bài tập Sinh học 7): Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

   - Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ?

   Các loài giun tròn thường kí sinh ở động vật, thực vật và người.

   Tác hại: gây ngứa ngáy, đau bụng, bệnh xanh xao, vàng vọt, thối rễ, lá vàng úa, thiếu dinh dưỡng, bỏ ăn...

   - Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4 (SGK)

   + Giun gây ra cho trẻ em điểu phiền toái gì?

   Tác hại: gây ngứa ngáy, đau bụng, bệnh xanh xao, vàng vọt, thiếu dinh dưỡng, bỏ ăn...

   + Do thói quen gì ở trẻ em mà giun khép kín được vòng đời?

   Do thói quen mút tay

   - Để đề phòng bệnh giun, cộng đồng dân cư và cá nhân phải có biện pháp gì?

   Tẩy giun định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh,…

II. Đặc điểm chung (trang 35 Vở bài tập Sinh học 7)

1. (trang 35 Vở bài tập Sinh học 7): Quan sát các hình vẽ và thông tin trong bài 13, 14, thảo luận, đánh dấu (✓) và điền chữ vào bảng 1 sao cho phù hợp

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm của ngành Giun tròn

STT Đại diện Giun đũa Giun kim Giun móc câu Giun rễ lúa
Đặc điểm
1 Nơi sống Ruột non Ruột non Tá tràng Rễ lúa
2 Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu
3 Lớp vỏ cuticun thường trong suốt (nhìn rõ nội quan)
4 Kí sinh chỉ có một vật chủ
5 Đầu nhọn, đuôi tù

2. (trang 35 Vở bài tập Sinh học 7): Đặc điểm chung của giun tròn:

Trả lời:

   Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

Ghi nhớ (trang 35 Vở bài tập Sinh học 7)

   Giun đũa, giun kim, giun móc câu thuộc ngành Giun tròn. Có đặc điểm chung như cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn có đời sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

Câu hỏi (trang 36 Vở bài tập Sinh học 7)

1. (trang 36 Vở bài tập Sinh học 7): So sánh giun kim và giun móc câu, xem loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

Trả lời:

   Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

   - Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

   Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dề hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

2. (trang 36 Vở bài tập Sinh học 7): Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?

   Đặc điểm dễ nhận biết Giun tròn nhát là cơ thể không phân đốt và có dạng hình trụ tròn.

Trả lời:

3. (trang 36 Vở bài tập Sinh học 7): Tại sao ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao?

Trả lời:

    Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi, ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 hay, ngắn gọn khác: