Giải vở bài tập Sinh Học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Sinh Học lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh Học 7.
I. Một số đại diện sâu bọ khác (trang 62 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 62 Vở bài tập Sinh học 7): Lựa chọn con đại diện đã được gợi ý trong SGK và bổ sung thêm một số đại diện để điền vào ô trống trong bảng sau:
Trả lời:
Bảng. Sự đa dạng về môi trường
STT | Các môi trường sống | Một số sâu bọ đại diện | |
1 | Ở nước | Trên mặt nước | Bọ ve |
Trong nước | Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy | ||
2 | Ở cạn | Dưới đất | Ấu trùng ve sầu, bọ hung |
Trên mặt đất | Dế mèn, bọ hung | ||
Trên cây cối | Bọ ngựa | ||
Trên không | Chuồn chuồn, bướm | ||
3 | Kí sinh | Ở cây cối | Bọ rầy |
Ở động vật | Chấy, rận |
II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn (trang 62, 63 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 62 Vở bài tập Sinh học 7): Đánh dấu (✓) vào ô trống tương ứng với đặc điểm chung nổi bật của lớp Sâu bọ:
Trả lời:
- Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng | |
- Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và các hoạt dộng bản năng. | |
- Sâu bọ có đủ 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác. | ✓ |
- Có thể sâu bọ có 3 phần: Đầu, ngực, bụng. | ✓ |
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. | ✓ |
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí. | |
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau. | |
- Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng. |
2. (trang 63 Vở bài tập Sinh học 7): Điền thêm tên sâu bọ và đánh dấu (✓) vào vai trò thực tiễn của chúng ở bảng sau:
Trả lời:
STT | Các đại diện | Ví dụ: Ong mật | Tằm | Muỗi | Ruồi | Ong mắt đỏ | Kiến | Dế mèn | Bướm |
Vai trò thực tiễn | |||||||||
1 | Làm thuốc chữa bệnh | ✓ | ✓ | ||||||
2 | Làm thực phẩm | ✓ | |||||||
3 | Thụ phấn cho cây trồng | ✓ | ✓ | ||||||
4 | Thức ăn cho động vật khác | ✓ | ✓ | ||||||
5 | Diệt các sâu hại | ✓ | |||||||
6 | Hại hạt ngũ cốc | ✓ | ✓ | ||||||
7 | Truyền bệnh | ✓ | ✓ |
Ghi nhớ (trang 63 Vở bài tập Sinh học 7)
Sâu bọ rất đa dạng về: số loài, cấu tạo, môi trường sống và tập tính. Chúng phân bố rộng khắp các môi trường sống trên hành tinh của chúng ta. Sâu bọ có các đặc điểm chung như: cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, hô hấp bằng ống khí. Sâu bọ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Một số sâu bọ làm hại đáng kể cây trồng nói riêng và nền sản xuất nền sản xuất nông nghiệp nói chung.
Câu hỏi (trang 64 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 64 Vở bài tập Sinh học 7): Một số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương em:
Trả lời:
Ở địa phương thường có các loài ong, kiến, mối, bướm, dế, bọ ngựa, đom đóm, châu chấu, cào cào,… có các tập tính: săn mồi, tự vệ, sổng thành xã hội, chăm sóc con non...
2. (trang 64 Vở bài tập Sinh học 7): Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào giúp phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
Trả lời:
Sâu bọ có 1 đôi râu, 3 đôi chân, 2 đôi cánh (ở Giáp xác không có).
3. (trang 64 Vở bài tập Sinh học 7): Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
Trả lời:
Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới, thiên địch đế diệt sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.