Giải vở bài tập Sinh Học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
Giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Sinh Học lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh Học 7.
I. Đời sống (trang 86 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 86 Vở bài tập Sinh học 7): So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng. Em hãy chọn những câu trả lời thích hợp dưới đây để điền vào cột A và B của bảng sau
a) Ưa sống ở những nơi khô ráo
b) Bắt mồi trên cạn
c) Thích phơi nắng – Trú đông trong các hốc đất
d) Đi bắt mồi về ban ngày
e) Đi bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm
f) Ưa sống ở những nơi ẩm ướt bên cạnh các vực nước
g) Bắt mồi bên các bờ vực nước hoặc trong nước
h) Thích ở những nơi tối hoặc có bóng râm. Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ các vực nước hoặc trong bùn
Trả lời:
Bảng. So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng và điền vào bảng sau
STT | Đặc điểm đời sống | Thằn lằn (A) | Ếch đồng (B) |
1 | Đời sống và nơi sinh hoạt | Ưa sống ở những nơi khô ráo | Ưa sống ở những nơi ẩm ướt bên cạnh các vực nước |
2 | Thời gian hoạt động | Đi bắt mồi về ban ngày | Đi bắt mồi vào lúc chập tối hay ban đêm |
3 | Nơi hoạt động | Bắt mồi trên cạn | Bắt mồi bên các bờ vực nước hoặc trong nước |
4 | Tập tính | Thích phơi nắng – Trú đông trong các hốc đất | Thích ở những nơi tối hoặc có bóng râm. Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ các vực nước hoặc trong bùn |
II. Cấu tạo và di chuyển (trang 87 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 87 Vở bài tập Sinh học 7): Quan sát hình 38.1 (SGK), lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau (những câu lựa chọn trong SGK)
Trả lời:
Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn
STT | Đặc điểm cấu tạo ngoài | Ý nghĩa thích hợp |
1 | Da khô, có vảy sừng bao bọc | G |
2 | Có cổ dài | E |
3 | Mắt có mí cử động, có nước mắt | D |
4 | Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu | C |
5 | Thân dài, đuôi rất dài | B |
6 | Bàn chân có năm ngón có vuốt | A |
2. (trang 87 Vở bài tập Sinh học 7): Thảo luận nhóm: dựa vào 6 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng nêu trên, hãy so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
Em hãy điền những điểm cấu tạo ngoài giống nhau và khác nhau giữa ếch đồng với thằn lằn vào bảng sau bằng cách điền dấu (+) vào ô trống.
Trả lời:
Bảng. So sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng với thằn lằn
STT | Những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn | Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng so sánh với thằn lằn | |
Giống nhau | Khác nhau | ||
1 | Da khô, có vảy sừng bao bọc | Ếch da trần ẩm | |
2 | Cổ dài | Không | Ếch cổ ngắn |
3 | Mắt có mí cử động | Mắt có mí cử động, có nước mắt | |
4 | Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu | Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu | Không |
5 | Bàn chân có năm ngón có vuốt | Có màng | Ếch không có vuốt |
Câu hỏi (trang 88 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 88 Vở bài tập Sinh học 7): Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.
Trả lời:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài → động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn
2. (trang 88 Vở bài tập Sinh học 7): Miêu tả thứ thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau? Xác định vai trò của thân và đuôi. (Quan sát hình 38.2 SGK để trả lời câu hỏi).
Trả lời:
Miêu tả hoạt động của thằn lằn khi bò: khi thằn lằn uốn sang phải thì đuôi uốn sang trái, chi trước bên phải và chi sau bên trái chuyển lên phía trước (và ngược lại). Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất, sự di chuyển của chi giống hệt người leo thang.
Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình bám sát vào đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.