Giải vở bài tập Sinh Học 7 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
Giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Sinh Học lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Sinh Học lớp 7 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh Học 7.
I. Phân biệt động vật với thực vật (trang 7 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 7 Vở bài tập Sinh học 7): Đánh dấu (✓) vào các ô thích hợp ở bảng 1:
Bảng 1. So sánh động vật với thực vật2. (trang 7 Vở bài tập Sinh học 7): Trả lời các câu hỏi sau:
Trả lời:
- Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào?
Động vật giống thực vật ở các đặc điểm đều được cấu tạo từ tế bào, đều lớn lên và sinh sản.
- Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?
vật khác thực vật ở các đặc điểm: cấu tạo thành tế bào, hình thức dinh dưỡng, khả năng di chuyển, hệ thần kinh và giác quan.
II. Đặc điểm chung của động vật (trang 8 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 8 Vở bài tập Sinh học 7): Chọn ba đặc điểm quan trọng nhất của động vật phân biệt với thực vật bằng cách đánh dấu (✓) vào ô trống:
Trả lời:
- Có khả năng di chuyển | ✓ |
- Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và CO2 | |
- Có hệ thần kinh và giác quan | ✓ |
- Dị dưỡng (dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn) | ✓ |
- Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời |
III. Sơ lược phân chia giới Động vật (trang 8 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 8 Vở bài tập Sinh học 7): * Kể tên 3 động vật thuộc mỗi ngành Động vật không xương sống:
Trả lời:
- Ngành Động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình.
- Ngành Ruột khoang: thủy tức, sứa, hải quỳ.
- Ngành Giun dẹp: sán lá gan, sán bã trầu, sán dây.
- Ngành Giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc.
- Ngành Giun đốt: giun đất, đỉa, rươi.
- Ngành Thân mềm: mực, trai, bạch tuộc.
- Ngành Chân khớp: tôm, châu chấu, nhện.
2. (trang 8 Vở bài tập Sinh học 7): * Sắp xếp các động vật sau vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống: cá chép, cá voi, cá ngựa, ếch đồng, ếch ương, cóc, cá cóc Tam Đảo, cá sấu, thằn lắn, rắn hổ mang, bồ câu, chim sẻ, chuột, mèo, hổ, trâu, bò, công, gà, vẹt.
Trả lời:
- Lớp Cá: cá chép, cá ngựa.
- Lớp Lưỡng cư: ếch đồng, ếch ương, cóc, cá cóc Tam Đảo.
- Lớp Bò sát: cá sầu, thằn lằn, rắn hổ mang.
- Lớp Chim: bồ câu, chim sẻ, công, gà, vẹt.
- Lớp Thú: chuột, mèo, hổ, trâu, bò, cá voi.
IV. Vai trò của động vật. (trang 9 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 9 Vở bài tập Sinh học 7): Liên hệ đến thực tế địa phương, điền tên các loài động vật mà bạn biết vào bảng 2.
Trả lời:
Bảng 2. Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người
STT | Các mặt lợi, hại | Tên động vật đại diện |
1 | Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người: | |
- Thực phẩm | Lợn, gà, vịt, trâu, bò,… | |
- Lông | Cừu | |
- Da | Trâu | |
2 | Động vật dùng làm thí nghiệm cho: | |
- Học tập, nghiên cứu khoa học | Thỏ, chuột | |
- Thử nghiệm thuốc | Chuột | |
3 | Động vật hỗ trợ cho người trong: | |
- Lao động | Trâu, bò, ngựa | |
- Giải trí | Khỉ | |
- Thể thao | Ngựa | |
- Bảo vệ an ninh | Chó | |
4 | Động vật truyền bệnh sang người | Chuột, gà, vịt, muỗi |
Ghi nhớ (trang Vở bài tập Sinh học 7)
Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm chủ yếu sau: dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và các giác quan. Động vật được phân chia thành Động vật không xương sống và Động vật có xương sống. Động vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
Câu hỏi (trang 10 Vở bài tập Sinh học 7)
1. (trang 10 Vở bài tập Sinh học 7): Nêu đặc điểm chung của động vật.
Trả lời:
- Cấu tạo từ tế bào
- Sống dị dưỡng
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và các giác quan
2. (trang 10 Vở bài tập Sinh học 7): Kể các động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và chỉ rõ nơi cư trú của chúng.
Trả lời:
- Dưới nước: cá, tôm, cua,…
- Trên cây: chim sẻ, cú, sâu, kiến,…
- Trong lòng đất: giun đất, dế mèn,…
3. (trang 10 Vở bài tập Sinh học 7): * Nêu ý nghĩa của động vật với đời sống con người.
Trả lời:
Động vật có rất nhiều ý nghĩa đối với đời sống con người:
- Cung cấp nguyên liệu: thực phẩm, da, lông
- Dùng làm thí nghiệm
- Hỗ trợ con người trong lao động, công việc.