Giải vở bài tập Vật Lí 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu


Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 8.

A - Học theo SGK

IV – VẬN DỤNG

Câu C1 trang 122 Vở bài tập Vật Lí 8:

Lời giải:

Than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi nên khi đốt cháy cùng một khối lượng nhiên liệu như nhau thì than tỏa ra nhiệt lượng lớn hơn so với củi.

Việc dùng than thay cho củi sẽ tiện lợi hơn, góp phần bảo vệ rừng (vì than khai thác từ mỏ ở Việt Nam rất nhiều).

Câu C2 trang 122 Vở bài tập Vật Lí 8:

Lời giải:

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi là:

Q1 = q1.m1 = 107.15 = 15.107J.

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than đá là:

Q2 = q2.m2 = 27.106.15 = 4,05.108J.

Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q1 là:

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q2 là:

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Ghi nhớ:

- Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

- Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.

- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: Q = q.m, trong đó:

q : năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)

m : khối lượng nhiên liệu (kg)

Q : nhiệt lượng tỏa ra (J)

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 26.1 trang 122-123 Vở bài tập Vật Lí 8: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

D. năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Lời giải:

Chọn C.

Vì năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Bài 26.3 trang 123 Vở bài tập Vật Lí 8: Người ta dùng bếp dầu hỏa đun sôi 2 lít nước từ 20oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu hỏa ra làm nóng nước và ấm.

Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106 J/kg.

Tóm tắt:

Nước: V1 = 2 lít nước ↔ m1 = 2kg; t1 = 20oC; c1 = 4200J/kg.K

Ấm: m2 = 0,5kg; c2 = 880J/kg.K; Đun sôi t = 100oC.

Bếp dầu hỏa: q = 44.106 J/kg; H = 30%.

Lượng dầu m = ?

Lời giải:

Nhiệt cần để đun nóng nước là:

Q1 = m1.c1.(t – t1) = 2.4200.(100 – 20) = 672000J.

Nhiệt lượng cần đun nóng ấm là:

Q2 = m2.c2.(t – t1) = 0,5.880.(100 – 20) = 35200J.

Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng nước và ấm là:

Q = Q1 + Q2 = 672000J + 35200J = 707200J.

Tổng nhiệt lượng do dầu tỏa ra là:

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Vì Qtp = m.q, nên:

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Bài 26.4 trang 123 Vở bài tập Vật Lí 8: Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 15oC thì mất 10 phút. Hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa? Biết rằng chỉ có 20% nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra làm nóng nước.

Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/kg.

Tóm tắt:

Nước: V1 = 2 lít nước ↔ m1 = 2kg; t1 = 15oC; c1 = 4190J/kg.K

Đun sôi t = 100oC; Thời gian đun T = 10 phút

Dầu hỏa: q = 44.106 J/kg; H = 20%

Lượng dầu trong 1 phút m0 = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước:

Q = m1.c1.(t – t1) = 2.4190.(100 – 15) = 712300J.

Nhiệt lượng do bếp dầu tỏa ra là:

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Nhiệt lượng này do dầu cháy trong 10 phút tỏa ra. Vậy khối lượng dầu cháy trong 10 phút là:

Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Lượng dầu cháy trong 1 phút là: m0 = m/10 = 0,008kg = 8g.

2. Bài tập tương tự

Bài 26a trang 124 Vở bài tập Vật Lí 8: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết:

A. nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra trong mỗi giây.

B. nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.

C. nhiệt lượng 1kg nhiên liệu tỏa ra bị đốt cháy hoàn toàn

D. nhiệt lượng 1g nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Lời giải:

Chọn C.

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Bài 26b trang 124 Vở bài tập Vật Lí 8: Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là:

A. jun, kí hiệu là J.

B. Jun trên kilôgam kenvin, kí hiệu là J/kg.K.

C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg.

D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.

Lời giải:

Chọn D.

Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi lkg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.

Bài 26c trang 124 Vở bài tập Vật Lí 8: Sự sắp xếp nào sau đây của các nhiên liệu theo năng suất tỏa nhiệt từ thấp đến cao là đúng?

A. Củi, than đá, dầu hỏa, than bùn.

B. Than đá, dầu hỏa, xăng, hiđrô.

C. Than đá, củi, khí đốt, xăng, hiđrô.

D. Than gỗ, than bùn, dầu hỏa, xăng.

Lời giải:

Chọn B.

Tra bảng 26.1 ta thấy: qthan đá = 27.106J/kg; qdầu hỏa = 44.106J/kg; qxăng = 46.106J/kg; qhiđro = 120.106J/kg.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 hay, ngắn gọn khác: