Giải vở bài tập Vật Lí 8 Bài tự kiểm tra 2
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài tự kiểm tra 2
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài tự kiểm tra 2 hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 8.
Bài tự kiểm tra 2
PHẦN I. (6 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.
1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình vẽ bên, chỉ có một hình thức chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng khi
A. Con lắc chuyển động từ A đến C.
B. Con lắc chuyển động từ C đến A.
C. Con lắc chuyển động từ A đến B.
D. Con lắc chuyển động từ B đến C.
Lời giải:
Chọn C.
Khi con lắc chuyển động từ A đến B, độ cao của nó giảm dần nên thế năng giảm, đồng thời vận tốc con lắc tăng nên động năng tăng theo. Do vậy đã có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.
2. Một người kéo đều một gầu nước trọng lượng 20N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của người đó là:
A. 120W.
B. 240W.
C. 60W.
D. 4W.
Lời giải:
Chọn D.
Đổi t = 0,5 phút = 30s.
Công của người khi kéo đều gầu nước là: A = F.s = 20.6 = 120J.
Công suất của người đó là: P = A/t = 120/30 = 4W.
3. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên một vật không có tính chất nào sau đây?
A. Hỗn độn không ngừng.
B. Càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao.
C. Càng nhanh khi khối lượng của vật càng lớn.
D. Càng chậm khi nhiệt độ của vật càng thấp.
Lời giải:
Chọn C.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật tăng
A. nhiệt độ của vật tăng.
B. khối lượng của vật tăng.
C. khối lượng riêng của vật tăng.
D. Cả khối lượng và khối lượng riêng đều tăng.
Lời giải:
Chọn A.
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng là động năng và thế năng của vật
C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.
Lời giải:
Chọn B.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên nhiệt năng không bao gồm thế năng của vật.
6. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt
A. Chỉ ở chất khí.
B. Chỉ ở chất lỏng.
C. Chỉ ở chất chất khí và chất lỏng.
D. Của chất lỏng, chất khí và chất chất rắn.
Lời giải:
Chọn C.
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
7. Có ba bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn tỏa nhiệt giống nhau để đun các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì
A. nhiệt độ của bình A cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình C.
B. nhiệt độ của bình B cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình C, bình A.
C. nhiệt độ của bình C cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình A.
D. nhiệt độ ở ba bình như nhau.
Lời giải:
Chọn D.
Vì ba bình A, B, C giống nhau, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ và được đun trong cùng 1 khoảng thời gian, nhiệt lượng nhận được từ đèn cồn cũng giống nhau nên độ tăng nhiệt độ 3 bình như nhau. Do đó nhiệt độ ở ba bình bằng nhau.
8. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật chỉ dừng lại khi có hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.
Lời giải:
Chọn A.
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
9. Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do vật có khối lượng m thu vào?
A. Q = m.c.Δt, trong đó Δt là độ giảm nhiệt độ.
B. Q = m.c.Δt, trong đó Δt là độ tăng nhiệt độ.
C. Q = m.c.(t1 – t2), trong đó t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối.
D. Q = m.q với q là năng suất tỏa nhiệt.
Lời giải:
Chọn B.
Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.Δt, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
10. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là
A. jun, kí hiệu là J.
B. Jun trên kilôgam kenvin, kí hiệu là J/kg.K.
C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg.
D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.
Lời giải:
Chọn D.
Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.
11. Hình bên vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng và nhôm được đun bằng những bếp tỏa nhiệt như nhau. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường III ứng với đồng, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với nước.
B. Đường III ứng với nước, đường II ứng đồng với, đường I ứng với nhôm.
C. Đường III ứng với nước, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với đồng.
D. Đường III ứng với nhôm, đường II ứng với đồng, đường I ứng với nước.
Lời giải:
Chọn A.
Ta có . Trên đồ thị ta dựng đường vuông góc với trục thời gian. Khi đó thời gian cung cấp nhiệt cho 3 chất là như nhau. Vì cùng khối lượng và bếp tỏa nhiệt như nhau nên độ tăng nhiệt độ sẽ phụ thuộc tỷ lệ nghịch vào nhiệt dung riêng:
Vì cnc = 4200J/kg.K > cnhôm = 880J/kg.K > cđồng = 380J/kg.K
⇒ Δtnước < Δtnhôm < Δtđồng
Vậy đường I: nước; đường II: nhôm; đường III: đồng.
12. H là hiệu suất động cơ nhiệt được tính bằng công thức, do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Công thức nào sau đây không đúng?
A. , trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là thực hiện được.
B. , trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.
C. , trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.
D. , trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là thực hiện được.
Lời giải:
Chọn D.
Hiệu suất của động cơ nhiệt dược xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
Trong biểu thức:
A là công mà động cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công: A = Q1 = Q – Q2.
PHẦN II (1 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm)
Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
13. Khi hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
14. Đơn vị của cơ năng là jun, kí hiệu là J.
Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.
Đơn vị của nhiệt dung riêng là jun trên kilôgam nhân K, kí hiệu là J/kg.K.
PHẦN III. (3 điểm)
Viết lời giải cho các bài tập sau
15. Tìm một ví dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng.
Lời giải:
Cốc nước nóng để trên mặt đất, không có thế năng và động năng nhưng luôn có nhiệt năng.
16. Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 20oC. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.
Tóm tắt:
Vnc = 2 lít nước ↔ mnc = 2 kg; mấm = m0 = 500g = 0,5 kg;
t0 = 20oC; cnước = cnc = 4200 J/kg.K; cnhôm = c0 = 880 J/kg.K;
nước sôi t = 100oC;
Q = ?
Lời giải:
Nhiệt lượng tối thiếu cần thiết để đun sôi nước là:
Q = Qấm + Qnước = m0.c0.(t – t0) + mnc.cnc.(t – t0)
= 0,5. 880.(100 - 20) + 2.4200.(100 – 20)
= 35200 + 672000 = 707200J.