Vở bài tập Vật Lí lớp 8 - Giải vở bài tập Vật Lí 8 hay, ngắn nhất


Vở bài tập Vật Lí lớp 8 - Giải vở bài tập Vật Lí 8 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 8 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Vật Lí lớp 8.

Vở bài tập Vật Lí lớp 8 - Giải vở bài tập Vật Lí 8 hay, ngắn nhất

Chương 1: Cơ học

Chương 2: Nhiệt học

Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học

A - Học theo SGK

I - LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?

Câu C1 trang 5 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Muốn nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên cần dựa vào vật cố định nào đó được chọn làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông).

Kết luận:

Vật chuyển động so với vật mốc khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác.

Câu C2 trang 5 VBT Vật Lí 8: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.

Lời giải:

Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.

Câu C3 trang 5 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.

Tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.

II - TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN. VẬT MỐC

Câu C4 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

So với nhà ga thì hành khách đang chuyển độngvị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.

Câu C5 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

So với toa tàu thì hành khách đứng yênvị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.

Câu C6 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Một vật có thể là chuyển động cơ học so với vật làm mốc này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.

Câu C7 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Ví dụ để minh họa cho nhận xét trên:

- Trong câu C4 và C5, hành khách so với toa tàu thì đứng yên nhưng khi so với nhà ga thì đang chuyển động.

- Tàu chở các kiện hàng chạy trên sông, các kiện hàng đứng yên so với con tàu nhưng lại là chuyển động so với cây cối bên bờ sông.

- Ô tô đang đỗ bên đường, ô tô đứng yên so với cây bên đường nhưng lại là chuyển động so với những người đang đi đường.

Kết luận: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.

Câu C8 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên tương đối vì: Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây, nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.

III - MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP

Câu C9 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Các ví dụ:

- Chuyển động thẳng: chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống, chuyển động thẳng của một đoàn tàu chạy trên đường ray thẳng.

- Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống, chuyển động cong của quả cầu lông.

- Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay, chuyển động tròn của bánh xe đạp quay xung quanh trục của nó.

IV – VẬN DỤNG

Câu C10 trang 6-7 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

- Ô tô: chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.

- Người lái xe: chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.

- Người đứng bên lề đường: chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.

- Cột điện: chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.

Câu C11 trang 7 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”. Theo em nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp:

- Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.

- Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.

Ghi nhớ:

- Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 1.1 trang 7 VBT Vật Lí 8: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.

Lời giải:

Chọn C.

Vì ô tô đang chạy trên mặt đường nên ô tô chuyển động so với mặt đường và cây bên đường, còn so với người lái xe thì ô tô đứng yên nên đáp án C sai.

Bài 1.2 trang 7 VBT Vật Lí 8: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Lời giải:

Chọn A.

Vì người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước nên người lái đò đứng yên so với dòng nước và chiếc thuyền còn chuyển động so với bờ sông.

Bài 1.3 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Một ôtô chở khách đang chạy trên đường.

a) Ô tô đang chuyển động so với vật mốc là cây cối bên đường.

b) Ô tô đang đứng yên so với vật mốc là hành khách.

c) Hành khách đang chuyển động so với vật mốc là cây cối bên đường.

d) Hành khách đang đứng yên so với vật mốc là ôtô.

Bài 1.4 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì vật được chọn làm mốc là Mặt Trời.

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật được chọn làm mốc là Trái Đất.

Bài 1.5 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

a) So với người soát vé:

- Cây cối ven đường là chuyển động so với người soát vé.

- Tàu là chuyển động so với người soát vé.

b) So với đường tàu:

- Cây cối bên đường là đứng yên so với đường tàu.

- Tàu là chuyển động so với đường tàu.

c) So với người lái tàu:

- Cây cối bên đường là chuyển động so với người lái tàu.

- Tàu là đứng yên so với người lái tàu.

Bài 1.6 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Nêu dạng của quỹ đạo và tên những chuyển động sau:

a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất:

dạng quỹ đạo là tròn.

tên gọi là chuyển động tròn.

b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi:

dạng quỹ đạo là thẳng.

tên gọi là dao động thẳng.

c) Chuyển động của đầu kim đồng hồ:

dạng quỹ đạo là tròn.

tên gọi là chuyển động tròn.

d) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang:

dạng quỹ đạo là cong.

tên gọi là chuyển động cong.

2. Bài tập tương tự

Bài 1a trang 9 VBT Vật Lí 8: Hành khách ngồi trên tàu đang chạy trên đường ray. Hãy chỉ rõ vật mốc khi nói:

Lời giải:

a) tàu đang đứng yên.

Vật mốc là hành khách ngồi trên tàu.

b) hành khách đang chuyển động.

Vật mốc là đường ray.

c) hành khách đang đứng yên.

Vật mốc là tàu (người lái tàu).

d) tàu đang chuyển động.

Vật mốc là đường ray.

Bài 1b trang 9 VBT Vật Lí 8: Có người nói rằng “chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật so với một vật khác được chọn là vật mốc”. Theo em cách nói đó đúng hay sai? Giải thích và tìm ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.

Lời giải:

Cách nói này là không đúng. Vì có những trường hợp khoảng cách của vật so với vật khác được chọn làm mốc không thay đổi nhưng vật đó vẫn đang chuyển động. Ví dụ quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Ta thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không nhưng em bé vẫn đang chuyển động tròn quanh tâm đu quay.

Bài 1c trang 9 VBT Vật Lí 8: Hãy ghép các nội dung ghi ở cột bên trái với các nội dung ghi ở cột bên phải và viết lại thành một câu hoàn chỉnh.

A. Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất1. có quỹ đạo là đường thẳng
B. Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng2. có quỹ đạo là cung tròn
C. Quả lắc đồng hồ đang chạy3. có quỹ đạo là những đường cong phức tạp
D. Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời4. có quỹ đạo là đường tròn

Lời giải:

Ghép: A – 4; B – 1; C – 4; D – 3.

Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất có quỹ đạo là đường tròn.

Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng có quỹ đạo là đường thẳng.

Quả lắc đồng hồ đang chạy có quỹ đạo là cung tròn.

Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời có quỹ đạo là những đường cong phức tạp.

Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 2: Vận tốc

A - Học theo SGK

I - VẬN TỐC LÀ GÌ?

Câu C1 trang 10 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm cần so sánh thời gian mà họ chạy hết 60m cho cùng quãng đường chạy.

Từ cột 2, 3 của bảng 2.1 có thể xếp hạng chạy nhanh, chậm cho từng học sinh vào cột 4. Kết quả như sau:

Thứ 1: Đào Việt Hùng.

Thứ 2: Trần Bình.

Thứ 3: Nguyễn An.

Thứ 4: Phạm Việt.

Thứ 5: Lê Văn Cao.

Câu C2 trang 10 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Quãng đường chạy được trong mỗi giây

BẢNG 2.1

Số thứ tựHọ và tên học sinhXếp hạngQuãng đường chạy trong 1 giây
1Nguvễn An36,000 m/s
2Trần Bình26,316 m/s
3Lê Văn Cao55,454 m/s
4Đào Việt Hùng16,667 m/s
5Phạm Việt45,714 m/s

Kết luận: Vận tốc được biểu thị bằng quãng đường chạy được trong 1 giây.

Câu C3 trang 10 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

II - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC

Bài 2: Vận tốc, trong đó: v là vận tốc, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

III - ĐƠN VỊ VẬN TỐC

Câu C4 trang 11 VBT Vật Lí 8: Tìm đơn vị vận tốc thích hợp để điền vào chỗ trống ở bảng 2.2.

Lời giải:

BẢNG 2.2

Đơn vị chiều dàimmkmkmcm
Đơn vị thời giansphúthgs
Đơn vị vận tốcm/sm/phkm/hkm/scm/s

Câu C5 trang 11 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h cho biết trong một giờ, ô tô đi được 36km.

Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h cho biết trong một giờ, người đi xe đạp đi được 10,8km.

Vận tốc của một xe lửa là 10m/s cho biết trong một giây, xe lửa đi được 10m.

b) Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đổi vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.

Vận tốc ô tô là:

v1 = 36 km/h = 36000/3600 = 10 m/s.

Vận tốc của xe đạp là:

v2 = 10,8 km/h = 10800/3600 = 3 m/s.

Vận tốc của xe lửa là 10m/s.

Vậy chuyển động của xe lửa là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.

Câu C6 trang 11 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Vận tốc của tàu tính ra km/h là:

Bài 2: Vận tốc

Đổi s = 81 km = 81000 m, t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400 s

Vận tốc của tàu tính ra m/s:

Bài 2: Vận tốc

Câu C7 trang 12 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Ta có:

Bài 2: Vận tốc

Quãng đường người đó đi được là:

Bài 2: Vận tốc

Đáp số: s = 8 km.

Câu C8 trang 12 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.

Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.

Quãng đường người đó phải đi là:

s = v.t = 4.0,5 = 2 km.

Ghi nhớ:

- Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian và cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động

- Công thức tính vận tốc:

Bài 2: Vận tốc

trong đó: s là độ dài quãng đường đi, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị vận tốc thường được sử dụng là m/s và km/h.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 2.1 trang 12 VBT Vật Lí 8: Đơn vị vận tốc là:

A. km.h

B. m.s

C. km/h

D. s/m

Lời giải:

Chọn C.

Vì vận tốc Bài 2: Vận tốc; và s có đơn vị đo là km, t có đơn vị đo là h nên đơn vị của vận tốc là km/h.

Bài 2.2 trang 12-13 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Hướng dẫn.

Muốn biết chuyển động nào nhanh hơn thì phải so sánh các vận tốc ở cùng một đơn vị.

Ta có:

Bài 2: Vận tốc

Mặt khác: 8000m/s > 1692m/s.

Vậy vận tốc của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn vận tốc của phân tử hidro ở 0oC.

Bài 2.3 trang 13 VBT Vật Lí 8:

Tóm tắt:

s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?

Lời giải:

Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h.

Vận tốc của ôtô là:

Bài 2: Vận tốc

Đổi ra m/s là:

Bài 2: Vận tốc

Bài 2.4 trang 13 VBT Vật Lí 8:

Tóm tắt:

v = 800 km/h, s = 1400 km, t = ?

Lời giải:

Thời gian máy bay là:

Bài 2: Vận tốc

Bài 2.5 trang 13 VBT Vật Lí 8:

Tóm tắt:

s1 = 300m; t1 = 1 phút = 60s.

s2 = 7,5km = 7500m; t2 = 0,5h = 1800s.

a) So sánh v1, v2?

b) Sau t = 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu?

Lời giải:

a) Vận tốc của người thứ nhất là:

Bài 2: Vận tốc

Vận tốc của người thứ hai là:

Bài 2: Vận tốc

Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ hai.

b) Ta có: 20 phút = 1/3 giờ; 5m/s = 18km/h; 4,17m/s = 15km/h

Sau thời gian 20 phút, người thứ nhất đi được quãng đường là:

s1 = v1.t1 = 18.1/3 = 6 (km)

Sau thời gian 20 phút người thứ hai đi được quãng đường là:

s2 = v1.t1 = 15.1/3 = 5 (km)

Sau thời gian 20 phút, người thứ nhất vượt và cách người thứ hai một đoạn đường là: s = s1 - s2 = 6 - 5 = 1(km).

2. Bài tập tương tự

Bài 2a trang 13-14 VBT Vật Lí 8: Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự tăng dần.

- Vận tốc của ánh sáng: 300 000 km/s.

- Vận tốc của con báo đang chạy: 30m/s.

- Vận tốc của chim bồ câu khi bay: 110km/h.

- Vận tốc của âm thanh: 300m/s.

- Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu: 2500km/h.

Lời giải:

Ta đổi các đơn vị vận tốc trên về cùng một đơn vị là m/s.

    - Vận tốc của ánh sáng: 300 000 km/s = 300 000 000 m/s.

    - Vận tốc của con báo đang chạy: 30m/s.

    - Vận tốc của chim bồ câu khi bay: 110km/h = 30,56m/s

    - Vận tốc của âm thanh: 300m/s.

    - Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu: 2500km/h = 694,44 m/s.

Như vậy các vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

Vận tốc của con báo đang chạy < Vận tốc của chim bồ câu khi bay < Vận tốc của âm thanh: 300m/s < Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu < Vận tốc của ánh sáng.

Bài 2b trang 14 VBT Vật Lí 8: Trong các công thức tính vận tốc sau đây, công thức nào đúng?

A. v = s.t

B. v = t/s

C. v = s/t

D. Cả ba công thức trên đều không đúng.

Lời giải:

Chọn C.

Vì công thức tính vận tốc:

Bài 2: Vận tốc

trong đó: s là độ đài quãng đường đi, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

Bài 2c trang 14 VBT Vật Lí 8: Con tàu vũ trụ đầu tiên bay một vòng xung quanh Trái Đất hết 90 phút với vận tốc 28 800km/h. Tính quãng đường con tàu vũ trụ bay được khi bay hết một vòng.

Lời giải:

Ta có: t = 90phút = 1,5h; v = 28 800km/h.

Quãng đường con tàu vũ trụ bay được khi bay hết một vòng là:

s = v.t = 28 800.1,5 = 43200 km.

Giải vở bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

A - Học theo SGK

I - ĐỊNH NGHĨA

Câu C1 trang 15 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Vì vận tốc của trục bánh xe tăng dần trong quá trình chuyển động nên chuyển động của trục bánh xe trên mặt phẳng nghiêng AD là chuyển động không đều.

Vì vận tốc của trục bánh xe trên mặt phẳng ngang DF không thay đổi nên chuyển động của trục bánh xe trên mặt phẳng ngang DF là chuyển động đều.

Câu C2 trang 15 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang ổn định là chuyển động đều.

b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành là chuyển động không đều.

c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động không đều.

d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga là chuyển động không đều.

II - VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

Câu C3 trang 15 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Vận tốc trung bình của trục bánh xe trên:

- quãng đường AB là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

- quãng đường BC là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

- quãng đường CD là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Kết luận: Trên cả quãng đường từ A đến D trục bánh xe chuyển động nhanh dần lên vì vận tốc trung bình tăng lên.

III - VẬN DỤNG

Câu C4 trang 16 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.

Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 lun/h là nói tới vận tốc trung bình của xe.

Câu C5 trang 16 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường ngang là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Câu C6 trang 16 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Quãng đường tàu đi được là: s = v.t = 30.5 = 150 km.

Câu C7 trang 16 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Hướng dẫn: hãy đo thời gian em chạy hết cự li 60m bằng đồng hồ bấm giây. Dựa vào kết quả đó để tính vận tốc trung bình ra m/s và km/h.

Ta phải dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian chạy cự li 60 m của học sinh. Giả sử thời gian chạy khi đó là t (s).

Sử dụng công thức Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều để tính vận tốc của học sinh đó.

Nếu quãng đường s để đơn vị m, thời gian là giây (s) thì đơn vị của v là: m/s.

Sau đó đổi đơn vị đo từ m/s sang km/h. Ví dụ 1m/s = 3,6 km/h.

Ghi nhớ:

- Chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian gọi là chuyển động đều.

- Chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian gọi là chuyển động không đều.

- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường là Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều trong đó: s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 3.1 trang 17 VBT Vật Lí 8:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Hình 3.1 ghi lại các vị trí của hòn bi khi nó lăn từ A đến D trên các đoạn đường AB, BC, CD sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trong các câu của mỗi phần sau đây, câu nào mô tả đúng tính chất chuyển động của hòn bi?

Phần 1

A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD.

C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.

D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.

Phần 2

A. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường AB.

B. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường BC.

C. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường CD.

D. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên suốt đoạn đường AD.

Lời giải:

Phần 1: Chọn C.

Vì trên đoạn đường AB và CD hòn bi chuyển động không đều, chỉ có trên đoạn đường BC thì hòn bi chuyển động đều.

Phần 2: Chọn A.

Vì trên đoạn đường CD hòn bi chuyển động chậm dần, còn trên đoạn đường BC hòn bi chuyển động đều.

Bài 3.3 trang 17 VBT Vật Lí 8:

Tóm tắt:

S1 = 3 km = 3000 m; v1 = 2m/s; t1

S2 = 1,95 km = 1950 m; t2 = 0,5 h = 0,5.3600s = 1800s;

vtb = ?

Lời giải:

Thời gian người đi bộ đi hết quãng đường thứ nhất là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của người đi bộ trên cả hai đoạn đường là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Bài 3.5 trang 18 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

a) Vận tốc trung bình của vận động viên trong 9 khoảng thời gian (mỗi khoảng bằng 20s) là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Nhận xét:

    - Trong hai quãng đường đầu: vận động viên chuyển động nhanh dần.

    - Trong năm quãng đường sau: vận động viên chuyển động đều.

    - Hai quãng đường sau cùng: vận động viên chuyển động nhanh dần.

b) Vận tốc trung bình của vận động viên trong cả chặng đua:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Bài 3.7* trang 18 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Gọi s là chiều dài nửa quãng đường mà người đi xe đạp phải đi.

Như vậy thời gian đi hết nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Thời gian đi hết nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vậy:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Suy ra:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

2. Bài tập tương tự

Bài 3a trang 18-19 VBT Vật Lí 8: Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 20m/s rồi đi ngược dòng từ B về A với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về.

Tóm tắt:

vxuôi dòng = v1 = 20m/s; vngược dòng = v2 = 10m/s; vtb = ?

Lời giải:

Gọi quãng đường AB là S (m).

Thời gian ca nô đi xuôi dòng là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Thời gian ca nô đi ngược dòng là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Bài 3b* trang 19 VBT Vật Lí 8: Một người đứng ở sân ga nhìn ngang đầu toa thứ nhất của đoàn tàu đang khởi hành, thấy toa thứ nhất đi qua trước mặt trong thời gian 6s. Giả sử chuyển động của đoàn tàu là nhanh dần và cứ toa sau đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian ít hơn toa liền trước là 0,5s. Chiều dài mỗi toa là 10m. Tìm thời gian để toa thứ năm đi qua trước mặt người quan sát và vận tốc trung bình của đoàn tàu năm toa khi khởi hành?

Lời giải:

Thời gian toa sau qua trước mặt người quan sát nhiều hơn toa liền trước là 0,5s nên thời gian toa thứ hai qua trước mặt người quan sát: t2 = 6 – 0,5.1 = 5,5s.

Tương tự như vậy, ta tìm được thời gian để toa thứ năm đi qua trước mặt người quan sát là: t5 = 6 – 0,5.4 = 4s.

Tổng thời gian đoàn tàu qua trước mặt người quan sát:

t = 6 + 5,5 + 5 + 4,5 + 4 = 25s.

Chiều dài của đoàn tàu 5 toa là: s = 5.10 = 50m.

Vận tốc trung bình của đoàn tàu vào ga là:

vtb = s/t = 50:25 = 2m/s.

Bài 3c trang 19 VBT Vật Lí 8: Trong một phút, một người ngồi trên xe lửa đếm được 60 lần xe qua chỗ nối đường ray. Tính vận tốc của đoàn tàu ra km/h, biết tàu chuyển động đều và mỗi đoạn đường ray dài 15m.

Lời giải:

Đổi 1 phút = 1/60 h.

Quãng đường mà tàu đã chuyển động được trong một phút là:

S = 60.15 = 900m = 0,9km

Vận tốc của đoàn tàu ra km/h là:

Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Đáp số: v = 54km/h.