Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Giáo dục công dân 6


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án mới nhất giúp Thầy/Cô dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án môn GDCD 6.

Mục lục Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Để mua trọn bộ Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn




Giáo án GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

Chăm chỉHS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

Yêu nướcTự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ?

 b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

c. Sản phẩmCâu trả lời của học sinh.

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”

Luật chơi:

+ Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.

+ Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài họcTự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: 

- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập.

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho đọc câu chuyện, quan sát tranh.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập


Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 

Câu 1Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

Câu 3Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

I. Khái niệm

-Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu một số truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.

+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau liệt kê các truyền thống mà em biết (viết lên lên bảng), nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

II. Một số truyền thống tốt đẹp

- Một số biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ: 

+ Truyền thống tốt đẹp về văn hoá, đạo đức: hiếu thảo, hiếu học, tôn sư trọng đạo….

+ Cần cù lao động

+ Giữ gìn các nghề truyền thống: nghề làm cốm, nghề gốm…

+ Yêu nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+…


Nhiệm vụ 3. Tìm ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi thảo luận : “Nếu tôi là nhà hùng biện”

- Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Nêu suy nghĩ của bạn về câu nói: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chác cho mỗi người khi bước vào đời.

III. Ý nghĩa

Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu cách giữ gìn của truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn

-GV:     Chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1, 3: Hãy nêu những việc làm biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Nhóm 2, 4Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (2’).

+ Bước 2: Chia sẻ với nhóm: (2’).

+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.

IV. Cách rèn luyện

Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng hành vi và thái độ phù hợp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung: 

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...


? Bài tập: Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.

HS tự hoàn thiện sơ đồ tư duy dưới sự định hướng của GV

? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn

Tình huống 1: 

Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy.”

Tình huống 2: 

Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới là đi đến miền Trung để giúp đ những gia đình bị tổn thất nhiều trong trận bão lụt vừa qua.

Nhóm 1: Em nhận xét gì v thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

Tình huống 1: 

Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.

Tình huống 2: 

Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm ấy cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia, có tấm lòng nhân ái ...và sẽ được nhiều người yêu quý hơn.

? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ  trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?

- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”

LUẬT CHƠI

- Số người tham gia: 5 bạn

- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 

Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp: 

1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi => Câu ca dao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học không giỏi, không hay đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành…

                   

? Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:

Tình huống: Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì các bạn bảo rằng cứ làm theo ý mình chứ sao phải vì gia đình.

1. Nếu là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?

2. Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

- GV cho học sinh chơi trò chơi “Sắm vai”

LUẬT CHƠI

Sắm vai ở tình huống, tập làm chuyên gia để trả lời.

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng.

- Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 2. Yêu thương con người

Giáo án GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.

- Giá trị của tình yêu thương con người.

- Những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

- Thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người.

- Những biểu hiện trái với tình yêu thương con người cần phê phán, lên án.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chun mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. Có kiến thức cơ bn đ nhận thức, qun lí, điều chnh bn thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tình yêu thương con người.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bn thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng ca bn thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp ca bn thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn ca con người với con người.

Hợp tác, gii quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhm góp phần lan ta giá trị ca tình yêu thương con người.

3. Về phẩm chất:

Yêu nướcTự hào về truyền thống nhân ái, đoàn kết tương trợ, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc.

Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực ch động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị ca tình yêu thương con người.

Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng đ phát huy truyền thống yêu thương con người. Đấu tranh bo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về tình yêu thương con người để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tình yêu thương con người là gì? Biểu hiện của tình yêu thương con người? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  tình yêu thương con người?

b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Nhìn hình đọc ca dao, tục ngữ”

Bài 2: Yêu thương con người

c. Sản phẩmCâu trả lời của học sinh.

- Hình 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

- Hình 2. Lá lành đùm lá rách

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”

Luật chơi:

+ Có 2 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.

Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới : Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.Vậy yêu thương con người là gì? Biểu hiện của yêu thương con người như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm yêu thương con người

a. Mục tiêu: 

- Nêu được khái niệm yêu thương con người.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện nói về người bạn mới của lớp, quan sát tranh, tình huống trong sách giáo khoa

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Yêu thương con người là gì? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: Phiếu bài tập

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 

Câu 1 Cô giáo cùng các bạn có những tình cảm và việc làm như thế nào dành cho Trà?

Câu 2:Những tình cảm và việc làm đó đã đem lại cho Trà điều gì?

Câu 3Theo em như thế nào là yêu thương con người?

I. Khái niệm

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu hiện của yêu thương con người

a. Mục tiêu: HS liệt kê được các biểu hiện yêu thương con người.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh.

Bài 2: Yêu thương con người

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của yêu thương con người

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa và trò chơi “người làm vườn nhân hậu”

? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái với tình yêu thương con người?

- Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?

* Trò chơi “người làm vườn nhân hậu”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành ba đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Nhóm 1: Lới nói, nhóm 2: việc làm, nhóm 3: thái độ...thể hiện yêu thương con người.

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án và dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

II. Biểu hiện của yêu thương con người

Yêu thương con người được th hiện ngay  những lời nói, việc làm và thái độ của mi con người trong cuộc sng hàng ngày.

 Biu hiện của yêu thương con người: Quan tâm, giúp đ thông cm, sẻ chia, biết tha th, biết hi sinh vì người khác, ...

- Biu hiện trái với yêu thương con người: Nh nhen, ích kỳ thờ ơ trước nhng khó khăn và đau kh của người khác, bao che cho điều xấu, vô cm, v lợi cá nhân, đánh đập, s nhục người khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của yêu thương con người

a. Mục tiêu: HS Hiểu vì sao phải yêu thương con người.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.

Bài 2: Yêu thương con người

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua câu hỏi thảo luận để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của yêu thương con người là gì? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi thảo luận.

* Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Hãy chọn một thông điệp yêu thương dưới đây mà em thích. Từ đó thảo luận với bạn về giá trị của yêu thương con người.

THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG

Đủ nắng hoa sẽ nở/Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy. (Khuyếtdanh)

Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.(Denis Diderot)

III. Ý nghĩa của tình yêu thương con người

-Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. 

-Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới : Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào?


Hoạt động 4. Tìm hiểu cách rèn luyện đức tính yêu thương con người

a. Mục tiêu: 

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện của yêu thương con người của bản thân.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua trò chơi “Kì phùng địch thủ” để hướng dẫn học sinh: Cách rèn luyện của học sinh về tình yêu thương con người. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Kì phùng địch thủ”

- Tìm ca dao, tục ngữ, châm ngôn về  yêu thương con người

LUẬT CHƠI

- Số người tham gia: cả lớp

- Cách thức: Chia lớp làm hai đội(hoặc 3) theo dãy bàn. Mỗi dãy cử 1 đại diện. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt đội nào không đọc được sẽ bị loại. 

IV. Cách rèn luyện tình yêu thương con người

- Một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu thương con người:

+ Thương người như thể thương thân

+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

+ Lá lành đùm lá rách

+ Bầu ơi thương lất bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn…


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới : Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào?


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung: 

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ..

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 


? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn

Tình huống 1: 

Hai bài kiểm tra một tiết trong buổi học chiều nay làm Minh vô cùng căng thẳng, về đến nhà, Minh muốn đi chơi với các bạn nhưng thấy mẹ đang tất bật nấu cơm; bố đi làm về với gương mặt mệt mỏi. Minh không biết phải làm sao?

Tình huống 2: 

Hôm qua, Bình phát hiện gia đình Giang có hoàn cảnh rất khó khăn: bố Giang mất sớm, mẹ bị tai nạn phải nằm một chỗ. Giang và mẹ ở cùng với bà ngoại cũng đã già yếu. Bình rất xúc động và băn khoăn. 

Tình huống 3: 

Hôm kia, Bảo đã thống nhất với bố mẹ sẽ quyên góp ủng hộ các gia đình bị thiệt hại bởi lũ lụt một số tiền. Sáng nay, Thảo và Quyền rủ Bảo chơi điện tử ở tiệm game mới mở. Bảo không biết phải làm sao?

Câu hỏi thảo luận: 

1. Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm gì?

2. Em có thể làm gì để th hiện tình yêu thương con người (Đối với người thân trong gia đình, bạn bè, cộng đổng xã hội)?

Bài tập tình huống 

*Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm:

- Minh: Em sẽ phụ bố mẹ trước, xong công việc e mới xin bố mẹ đi chơi với bạn.

- Bình: Em sẽ vận động các bạn trong lớp cùng nhau chung tay giúp đỡ bạn Giang.

- Bảo: Em sẽ từ chối lời mời của bạn Thảo và Quyền để dành số tiền đó cùng với bố mẹ ủng hộ cho các đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt.

Em có thể làm để thể hiện tình yêu thương  con người ( đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đối với cộng đồng xã hội): em sẽ cố gắng học tập thật tốt để phụ giúp bố mẹ và sau này có thể giúp cho nước nhà, vâng lời thầy cô và bố mẹ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, giảng lại bài cho những bạn chưa hiểu…

? Bài tập: Em hãy chọn một hình ảnh dưới đây làm em có nhiều cảm xúc nhất và thực hiện một hành động cụ thể để thể hiện cảm xúc của em.

- HS nêu lên suy nghỉ của bản thân dưới sự định hướng của GV

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 3. Siêng năng, kiên trì

....................................

....................................

....................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Giáo dục công dân 6 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn