Giáo án Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ mới nhất
Giáo án Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ mới nhất
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết được
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ .
- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ:Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iôt
- Ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ.trong đời sống và sản xuất
-Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh
2.Kĩ năng:
-Quan sát THÍ NGHIỆM hình ảnh mẫu vật … rút ra nhận xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ
-Viết được PTHH phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh
-Phân biêt tinh bột và xenlulozơ
-Tính khối l ượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ
3/Thái độ:
- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề
4/ Phát triển năng lực
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm
- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm
II/Chuẩn bị:
-ảnh hoặc một số mãu vật có trong thiên nhiên tinh bột và xenlulozơ
-Tinh bột, bông , dd iốt.
-ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
III/ Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy viết các PTHH trong sơ đồ chuyển đổi hoá học sau :
(1) (2)
Saccarozơ → Glucozơ → Rượu etylic
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:GV yêu cầu HS kể những loại lương thực chính mà các em đã biết, từ đó chỉ ra thành phần chính của các loại lương thực này là tinh bột (C6H10O5)n . Vậy tinh bột và xenlulozơ có những tính chất vật lí và hoá học gì, chúng có ứng dụng gì trong đời sống sinh hoạt và trong công nghiệp
*Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN CỦA TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV cho HS quan sát tranh,ảnh mẫu vật các loại cây, quả, củ hạt…yêu cầu HS nhận xét những loại nào chứa nhiều tinh bột, xenlulozơ và rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên của chúng -GV bổ sung và kết luận -GV cho các nhóm HS quan sát mẫu tinh bột, xenlulozơ (có thể sử dụng giấy trắng thay thế)sau đó cho vào 2 ống nghiệm thêm nước lắc nhẹ rồi đun sôi khoảng 2→3 phút -GV yêu cầu HS nhận xét về trạng thái, màu sắc và khả năng hoà tan của chúng trong nước lạnh và trong nước nóng -GV bổ sung và kết luận |
-HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật và trả lời câu hỏi -HS làm theo yêu cầu của GV -HS nhận xét |
I/Trạng thái tự nhiên: -Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ quả -Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre gỗ, nứa II/Tính chất vật lí: -Tinh bột là chất rắn màu trắng không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan được trong nước nóng -Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước |
Hoạt động 2:III/ TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV viết CTPT của 2 chất lên bảng, giải thích ý nghĩa chỉ số n là số mắc xích trong phân tử , đồng thời so sánh giá trị n trong tinh bột và xenlulozơ . sau đó cho HS nhận xét về thành phần phân tử, khối lượng phân tử của tinh bột và xenlulozơ -GV bổ sung và kết luận |
-HS nhận xét (tinh bột và xenlulozơ có n mắc xích (-C6H10O5-) ,có khối lượng phân tử rất lớn… |
-Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn được tạo thành do nhiều mắc xích –C6H10O5- liên kết với nhau … -C6H10O5 – C6H10O5 – C6H10O5 - … Viết gọn:( - C6H10O5 -)n (n của xenlulozơ > n của tinh bột ) |
Hoạt động 3: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV giới thiệu nếu đun tinh bột hoặc xenlulozơ với dd axit cũng xảy ra quá trình thuỷ phân để tạo ra glucozơ -GV yêu cầu HS viết PTHH -GV hướng dẫn HS tiến hành THÍ NGHIỆM (nhỏ dd iốt vào dd hồ tinh bột )và quan sát, nhận xét -GV bổ sung và kết luận |
-HS chú ý lắng nghe -HS viết PTHH -HS tiến hành THÍ NGHIỆM, quan sát nhận xét |
1.Phản ứng thuỷ phân: t0 (-C6H10O5-)n+nH2O→ nC6H12O6 axit 2.Tác dụng của tinh bột với iốt: THÍ NGHIỆM:xem sgk Iốt được dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại |
Hoạt động 4:V/TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ CÓ ỨNG DỤNG GÌ?
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV cho HS đọc sgk,xem sơ đồ và kể những ứng dụng cơ bản của tinh bột và xenlulozơ lấy ví dụ minh hoạ -GV yêu cầu HS cho biết quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra tinh bột và xenlulozơ -GV liên hệ thực tế (bảo vệ môi trường và cây xanh ) |
-HS đọc sgk và trả lời câu hỏi(lương thực, sản xuất đường glucozơ…) -HS trả lời câu hỏi(dựa vào PTHH để trả lời câu hỏi) -HS chú ý lắng nghe |
-Tinh bột: lương thực, sản xuất đường glucozơ và rượu etylíc -Xenlulozơ: sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi, |
4/Tổng kết: GV cho HS hoàn thành các bài tập 1,2 và 3 sgk trang 158.
5/Dặn dò: Học bài cũ và nghiên cứu bài mới làm bài tập 4 sgk trang 158. tìm hiểu trạng thái tự nhiên, thành phần và cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của protein