Giáo án Hóa học 9 Bài 54: Polime mới nhất
Giáo án Hóa học 9 Bài 54: Polime mới nhất
I/Mục tiêu:
1/Kiến thức: Biết được
- Định nghĩa, cấu tạo,cách phân loại của polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp)(KTTT)
- Tính chất chung của polime.(KTTT)
- Khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, (KTTT) và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong đời sống và sản xuất
2/Kĩ năng:
-Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,… từ các monomer
-Sử dụng bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su, trong gia an toàn và hiệu quả
-Phân biệt một số vật liệu polime.
-Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp
3/Thái độ:
- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề
4/Phát triển năng lực
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Một số mẫu vật được chế tạo từ polime: PE, PVC,sợi bông, len lông cừu, sợi tơ tằm tơ nilon, cao su. hoặc ảnh, tranh các sản phẩm chế tạo từ polime
III/Tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Protein có ở đâu? Nêu tính chất hoá học và ứng dụng của protein
3.Bài mới:
Tiết 1*Giới thiệu bài:Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? nó có cấu tạo , tính chất và ứng dụng như thế nào?Hôm nay các em sẽ được nghiên cứu .
*Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:I/TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ POLIME, PHÂN LOẠI POLIME
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu HS viết công thức của của tinh bột và xenlulozơ , polietilen -GV yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung về kích thước phân tử , khối lượng phân tử . -GV bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS trình bày những sản phẩm(tơ tằm, bông , tinh bột, cao su, PE, PVC.)và yêu cầu HS phân loại các polime trên theo nguồn gốc -GV bổ sung và kết luận |
-HS viết công thức (-C6H10O5-)n , (-CH2 - CH2 - )n -HS nhận xét (có phân tử khối rất lớn) -HS làm theo yêu cầu của GV và phân loại polime |
1.Polime là gì? -Khái niệm về polime:Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau toạ nên -Phân loại polime : Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ,cao su thiên nhiên … Polime tổng hợp :polietilen, polivinylclorua, tơ nilon ... |
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA POLIME
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV cho các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 -GV cho đại diện của 1 nhóm HS trình bày -GV yêu cầu nhóm khác nhận xét về dạng tồn tại của các phân tử polime -GV bổ sung và kết luận -GV cho các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số2 -GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày -GV yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung về tính chất vật lí |
-HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 -Đại diện nhóm trình bày -Đại diện nhóm khác nhận xét -HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2 -Đại diện nhóm trình bày -Đại diện nhóm khác nhận xét |
*Cấu tạo :Gồm nhiều mắc xích liên kết với nhau -Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian. *Tính chất vật lí:Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành bảng tổng hợp sau:
Tên polime | Công thức chung | Mắt xích | Dạng mạch |
---|---|---|---|
PE | |||
PVC | |||
Tinh bột | |||
xenlulozơ | |||
Một protein đơn giản |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Thí nghiệm | Hiện tuợng | Nhận xét |
---|---|---|
-Đun nóng nhựa PE(túi nilon), PVC(ống nước bằng nhựa) | ||
-Hoà tan 1 số polime trong nước lạnh, nước nóng và trong rượu etylic PE, PVC, tinh bột
-Hoà tan crếp(cao su non) trong xăng, nhựa bóng bàn trong axeton |
4/Tổng kết và vận dụng :
*GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1-Trong các chất sau đây, dãy nào là polime
Dãy chất | Lựa chọn |
---|---|
Tinh bột, xenlulozơ, cao su, tơ, nhựa tổng hợp | |
Xà phòng, protein, chất béo, xenlulozơ, tơ nhân tạo | |
Đá vôi, chất béo, dầu ăn, đường glucozơ, dầu hoả. | |
Đường saccarzơ, nhựa PE, tơ tằm, protein |
2-Hoàn thành bài tập số2 sgk
*GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1.Hoàn thành bài tập số 4 sgk
TIẾT 2: *Giới thiệu bài:GV cho HS làm 2 THÍ NGHIỆM nhỏ:kéo dãn 1 sợi dây cao su rồi thả ra, kéo dãn nhẹ túi PE sau đó thả ra. Nhận xét hình dạng trước và sau THÍ NGHIỆM đối với mỗi vật.
-GV nhận xét bổ sung nếu cần thiết và kết luận :Dựa vào tính chất vật lí và ứng dụng của các polime khác nhau người ta chia polime thành 3 loại cơ bản đó là chất dẻo, tơ và cao su
*Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động1:II/TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHẤT DẺO
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV đưa ra 1 số mẫu vật chế tạo từ chất dẻo:bàn chải đánh răng, vỏ bút, ống nước PVC… giới thiệu cách chế tạo các vật dụng đó. Dẫn dắt HS tìm hiểu thành phần của chất dẻo -GV bổ sung và kết luận -GV cần lưu ý HS về những đặc tính của chất độn, chất phụ gia, có thể gây độc đối với người và đông vật. Vì vậy cần chú ý khi dùng dụng cụ bằng chất dẻo để đựng nước uống, thực phẩm… -GV yêu cầu HS kể những ứng dụng của chất dẻo -GV bổ sung và nhận xét |
-HS quan sát các mẫu vật và chú ý lắng nghe để tìm hiểu thành phần của chất dẻo -HS chú ý lắng nghe -HS nêu ứng dụng của chất dẻo |
-Chất dẻo là loại vật liệu chế từ polime có tính dẻo Chất hoá dẻo:là làm tăng tính dẻo để dễ gia công, tạo hình. Chất độn:làm tăng độ bền cơ học, độ bền nhiệt, tính chịu nước, chịu axit, chịu ăn mòn … Chất phụ gia:tạo màu ,mùi |
Hoạt động 2:TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA TƠ
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV hỏi HS về 1 số tơ, sợi mà các em đã biết . -GV yêu cầu HS phân loại chúng theo nguồn gốc và quá trình chế tạo -GV nhận xét và đưa ra sơ đồ phân loại sgk -GV yêu cầu HS nêu những ưu điểm của tơ nhân tạo và tơ tổng hợp so với tơ tự nhiên -GV thông báo sản lượng tơ đã đáp ứng yêu cầu của đời sống và sản xuất |
-HS trả lời -HS trả lời -HS chú ý lắng nghe và quan sát sơ đồ -HS trả lời -HS chú ý lắng nghe |
-Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng -Phân loại:Tơ thiên nhiên , tơ hoá học(tơ nhân tạo, tơ tổng hợp) |
Hoạt động 3:TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CAO SU
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV hỏi HS về 1 số vật dụng được chế tạo từ cao su -GV yêu cầu HS nêu những ưu điểm của cao su -GV nhận xét và đưa ra sơ đồ phân loại cao su -GV thông báo thêm cách chế tạo cao su tổng hợp |
-HS trả lời (xăm lốp ô tô, xe máy,đệm ray…) -HS trả lời (tính đàn hồi, tính chịu nhiệt, …) -HS dựa vào sơ đồ để phân loại cao su -HS chú ý lắng nghe |
-Cao su là polime có tính đàn hồi -Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, chịu axit, kiềm… -Phân loại:cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp |
*Tổng kết và vận dụng:
-GV đưa ra sơ đồ tổng kết về polime và yêu cầu hoàn thành theo sơ đồ sau
Chất dẻo | Tơ | Cao su |
---|---|---|
Khái niêm | ||
Tính chất | ||
Ứng dụng |
-Nếu còn dư thời gian GV yêu cầu HS đọc phần em có biết
*Dặn dò: HS học bài cũ và nghiên cứu bài thực hành : Tính chất của gluxit
-Kẻ bảng tường trình, nghiên cứu tính chất tác dụng của glucozơ với AgNO3 trong dd NH3, nhận biết glucozơ, saccarozơ, tinh bột