Giáo án Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung mới nhất
Giáo án Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung mới nhất
I. Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- HS nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra 2 cung tương ứng, trong đó có cung bị chắn.
- So sánh được 2 cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng.
- Bước đầu vần dụng được định lí để cộng cung.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung nửa đường tròn. HS suy ra được số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn 3600).
- Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
- Gv : Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ , phấn màu, bút dạ.
- Hs: Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định :(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong bài).
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Khởi động – 1p
Ở chương II, chúng ta đã được học về đường tròn, sự xác định và tính chất đối xứng của nó, vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn, vị trí tương đối của hai đường tròn. Chương III chúng ta sẽ học về các loại góc với đường tròn, góc ở tâm, góc nội tiếp, góc tạo bởi tia tiếp tiến và dây cung, góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn. Ta còn được học về quỹ tích cung chứa góc, tứ giác nội tiếp và các công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình tròn, hình quạt tròn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về góc ở tâm, số đo cung.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức – 36p
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |
---|---|---|---|
1. Góc ở tâm -Mục tiêu:HS nêu được định nghĩa góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm đường tòn, qua đó chỉ ra các góc cụ thể trên hình vẽ. - Phương pháp:Nêu vấn đề, phát vấn. |
|||
GV treo bảng phụ vẽ hình 1 sgk? Hãy nhận xét về ? Góc AOB là một góc ở tâm. Vậy thế nào là góc ở tâm? Tìm các góc ở tâm trên hình (bảng phụ)
Củng cố: Kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc ở tâm có số đo là bao nhiêu độ lúc 3 giờ? GV: Góc ở tâm chia đường tròn thành hai cung. Gv dùng phấn màu tô hai cung rồi giới thiệu cung nhỏ, cung lớn (h1-a) - Góc bẹt (h1-c)mỗi cung là nửa đường tròn Gv giới thiệu như sgk Tìm cung bị chắn ở mỗi
|
Học sinh quan sát và trả lời. Đỉnh của góc là tâm đường tròn Học sinh nêu định nghĩa sách giáo khoa. Hs: Các góc AOB; EOF; COD HS: Học sinh chỉ ra cung nhỏ và cung lớn trên hình 1a; 1b
|
Đ/N: Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm. Cung AB kí hiệu Để phân biệt 2 cung có chung các mút là A và B ta kí hiệu: Cung nhỏ: Cung lớn: .PNG" alt="Giáo án Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung mới nhất" /> H1-a H1-b Hình 1b mỗi cung là một nửa đường tròn |
|
2. Số đo cung - Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa số đo cung, kí hiệu của số đo cung, vận dụng kiến thức vừa học giải thích chú ý và làm bài tập trắc nghiệm điền khuyết trên bảng phụ. - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, trực quan. |
|||
Ta đã biết cách xác định số đo góc bằng thước đo góc. Còn số đo cung được xác định như thế nào? Người ta định nghĩa số đo cung căn cứ vào số đo góc ở tâm. Cho góc AOB = α. Y/c hs đo góc AOB. Gv giới thiệu: Số đo cung AmB = 85° ; sđ = 360° -85° = 275° Giáo viên lưu ý học sinh sự khác nhau giữa số đo góc và số đo cung. 0 ≤ số đo góc ≤ 180° 0 ≤ số đo cung ≤ 360° Cho học sinh đọc chú ý sgk. | Học sinh đọc định nghĩa sách giáo khoa. Hs đo góc AOB ( giả sử =85° ) Học sinh đọc sách giáo khoa |
Định nghĩa: Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó. Số đo của cung lớn bằng 360° trừ số đo cung nhỏ ( Có hai mút chung với cung lớn). |
|
3. So sánh hai cung. - Mục tiêu: HS so sánh được hai cung qua số đo cung, và sử dụng tốt kí hiệu so sánh, HS nêu được cách vẽ hai cung bằng nhau. - Phương pháp:> Nêu vấn đề, phát vấn, giải quyết vấn đề. |
|||
Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau. Cho góc ở tâm AOB, vẽ phân giác OC (C ∊ (O)). Em có nhận xét gì về cung AC và cung CB? Vậy trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau, thế nào là hai cung bằng nhau? Hãy so sánh số đo cung AB và số đo cung AC. Làm thế nào để vẽ hai cung bằng nhau? Yêu cầu học sinh lên làm ?1: |
Học sinh lên bảng vẽ tia phân giác OC. Học sinh trả lời: Có ∠AOC = ∠COB (vì OC là phân giác) Sđ ∠AOC = sđ Sđ ∠COB = sđ Suy ra: sđ = sđ HS đọc đn 2 cung bằng nhau, so sánh 2 cung Dựa vào số đo cung: Vẽ hai góc ở tâm có cùng số đo Một học sinh lên bảng vẽ, cả lớp làm vào vở. |
Tóm lại: Trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau: - Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. - Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung nhỏ hơn.
|
|
4. Khi nào thì - Mục tiêu: HS áp dụng được công thức cộng cung, vận dụng công thức làm ?2 - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, trực quan, động não. | |||
? Hãy tính sđ; sđ ; sđtrong hình
? Hãy so sánh sđ với sđ các cung BC và AC trong mỗi trường hợp Gv gọi 1 hs đọc định lý sgk |
Hs: Ha: Sđ =100° Sđ =50° Sđ =150° Hb: Sđ =120° Sđ =100° Sđ =360°-120°-100° =140° |
Định lý: C ∊ta có:
|
|
Hoạt động 3,4: Luyện tập, vận dụng – 5p - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập 3. - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, giải quyết vấn đề. |
|||
? GV yêu cầu HS làm bài tập 4(SGK) HS hoạt động nhóm bàn rồi cử đại diện nhóm trình bày bài Vì tam giác AOT vuông cân tại A nên Suy ra : sđ Vậy sđ cung lớn AB bằng 135° | |||
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng – 2p - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực Về nhà hoàn thành các BT SGK Làm bài 3,4,5 trong sách bài tập |