X

Giáo án Toán lớp 9 mới

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất


Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

Tải xuống

I. Mục tiêu:

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

- Phát biểu được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm.

- Phát biểu được định lí về tính chất tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Bước đầu vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kỹ năng

- Vận dụng được kiến thức trong giờ học để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

- Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.

3. Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập.

- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Giáo án, sách GK- SBt, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài., sách GK – SBT – vở ghi.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định :1 phút

2.Kiểm tra bài cũ : (Thông qua)

3.Bài mới :

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

A - Hoạt động hình thành kiến thức – 37 phút

- Mục tiêu: HS xác định được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Nhận biết được mối quan hệ tiếp xúc giữa đường thẳng và đường tròn.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

(Hoạt động cá nhân)

NV1 ? Nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng?

NV2 ? Vậy một đường thẳng và một đường tròn có mấy vị trí tương đối?...

- Gv vẽ hình, dùng que thẳng minh họa

? Vì sao một đường thẳng và một đường tròn không thể có nhiều hơn hai điểm chung?

? Nghiên cứu sgk và cho biết khi nào đt a và đtròn (O) cắt nhau

- gv vẽ hình lên bảng và giới thiệu : đt a gọi là cát tuyến của đường tròn

NV3 ? Em có nhận xét gì về OH và R

? Nếu đường thẳng a đi qua O thì OH bằng bao nhiêu?

NV4 ? Nếu k/c OH tăng lên thì k/c AB như thế nào? OH lớn nhất khi nào? Lúc đó AB sẽ như thế nào?

Gv giới thiệu k/n: đt a và (O) có 1 điểm chung thì tiếp xúc nhau

Lúc đó đường thẳng a gọi là tiếp tuyến của (O;R)

? Nếu gọi C là tiếp điểm. Có nhận xét gì về vị trí của OC với a và OH?

Nêu khái niệm đường thẳng và đường tròn không giao nhau.

? So sánh OH và R

Lấy ví dụ thực tế minh họa?

Có 3 vị trí tương đối.

- Cắt nhau. Có 1 điểm chung.

- Trùng nhau. Vô số điểm chung.

- Song song. Không có điểm chung.

- Hs: Có 3 vị trí tương đối: có2 điểm chung, có 1 điểm chung và không có điểm chung nào.

Vì đường tròn không đi qua 3 điểm thẳng hàng.

Học sinh phát biểu.

OH = 0

HS: OH < R

OH tăng lên thì khoảng cách AB ngắn lại

OH lớn nhất thì A trùng B

H Ξ C, OC ⊥ a và

OH = R

Học sinh đọc định lý/108

OH > R

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

Hs đọc hiểu sgk

- HS tìm ví dụ minh họa như hình ảnh mặt trời mọc trên biển và đường chân trời vào các thời điểm mọc và lặn.

1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau

- Đt a và đg tròn (O) có hai điểm chung A và B => đt a và (O) cắt nhau, lúc đó:

- Đường thẳng a gọi là cát tuyến của (O).

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

b. Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.

- a và (O;R) tx nhau <=> a và (O) chỉ có một điểm chung, lúc đó:

+ Đt a gọi là tiếp tuyến của (O;R).

+ Điểm chung của a và (O;R) gọi là tiếp điểm.

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

c. Đường thẳng và đường tròn không giao nhau.

Nếu đường thẳng và đường tròn không có điểm chung thì ta nói a và (O) không giao nhau. OH > R.

(Hoạt động cá nhân)

Gọi một học sinh lên bảng điền vào bảng sau.

Vị trí tương đối của đường tròn với đường thẳng Số điểm chung Hệ thức giữa d và R

Học sinh đọc to từ: “Nếu đường thẳng a … không giao nhau”.

Hs ghi nhớ kiến thức

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

2. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn.

- Đt a và (O) cắt nhau d < R

- Đt a và (O) tx nhau d = R

- Đt a và (O) không giao nhau

=> d > R

?3: a. Đường thẳng a cắt đường tròn (O) vì

Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất

b. Kẻ OH ⊥ BC

Xét BOH (góc A = 90o) theo Pitago. OB2 = OH2 + HB2

HB = Giáo án Toán 9 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn mới nhất = 4 cm.

BC = 2.4 = 8cm

B - Hoạt động luyện tập – 5p

- Mục tiêu: HS vận dụng được mối liên hệ giữa vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, hệ thức giữa d và R để giải bài toán 17

- Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, quan sát.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não,

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

Gv treo bảng phụ ghi đề bài tập: Điền vào chỗ trống

GV chốt lại vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, số điểm chung, hệ thức giữa d và R

Một học sinh lên bảng thực hiện.

R d Vị trí tương đối của đthẳng và đtròn.
5 cm 3 cm Cắt nhau
6 cm 6 cm Tiếp xúc nhau
4 cm 7 cm Không giao nhau

C - Hướng dẫn về nhà – 2p

- Mục tiêu:

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

+Tìm thêm trong thực tế hình ảnh 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

VD: hình ảnh mặt trời mọc trên mặt biển vào các thời điểm sáng, tối.

+Học thuộc lý thuyết.

+Làm các bài tập: 18;19;20 sgk

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: