Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 106 mới nhất
Giáo án Toán 9 Luyện tập trang 106 mới nhất
I. MỤC TIÊU.
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Nhắc lại được các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây của một đường tròn.
- Vận dụng được các định lí để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
- Suy luận để chứng minh logic.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được các khái niệm ở tiết 23 để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn được kĩ năng trình bày bài toán chứng minh, chính xác trong suy luận. Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
* Đối với GV: Compa, thước thẳng, SGK, SBT, giáo án
* Đối với HS: Ôn tập các định lý về quan hệ dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Thước kẻ, com pa.
III. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm,
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định :1 phút
2. Nội dung
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
A - Khởi động Kiểm tra bài cũ – 12p Mục tiêu: HS làm được bài toán về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ dây đến tâm PP: Vấn đáp, trực quan |
||
Nêu yêu cầu kiểm tra 1, Phát biểu định lý về mối liên hệ giữa dây và k/c từ tâm đến dây 2, Cho hình vẽ. Trong đó MN=PQ. CMR: a, AE = AF b, AN = AQ Gọi HS nhận xét Nhận xét và ghi điểm. |
Một HS lên bảng kiểm tra. HS cả lớp làm bài chú ý để nhận xét. HS nhận xét bài làm của bạn |
a) Nối OA MN = PQ => OE = OF (theo định lý liên hệ giữa dây và k/c đến tâm) => ΔOEA = ΔOFA ( c.h-c.gv) => AE = AF(cạnh tương ứng)(1) b) Có OE ⊥ MN, OM = ON nên tam giác OMN cân tại O, có OE là đường cao nên OE đồng thời là đường trung tuyến hay EN = Tương tự => FQ = Mà MN = PQ(gt) => NE = FQ(2) Từ (1) và (2) suy ra: AE - EN = AF - FQ => AN = AQ |
B - Hoạt động luyện tập – 30p *Mục tiêu: Hs được củng cố về quan hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. *Nhiệm vụ: Chữa bài tập 14 (SGK) ; bài 33 (SBT) *Hình thức hoạt động: hđ cá nhân và hoạt động nhóm |
||
Chữa bài tập 14 (hoạt động cá nhân,cặp đôi) Hướng dẫn Kẻ OH ⊥ AB; OK ⊥ CD NV1: ? H; O; K có vị trí như thế nào NV2: ? Trong HOB ta đã biết độ dài cạnh nào? OH=? => OK=? KD=? NV3: ? Nếu cho biết độ dài hai dây có tính được k/c từ AB đến CD không? GV: Với trường hợp này ta xét hai vị trí: +, O nằm trong dải song song tạo bởi AB và CD thì HK=OH+OK +, O nằm ngoài dải song song tạo bởi AB và CD thì HK=OH-OK (Hoạt động nhóm) Gv treo bảng phụ ghi đề bài Gv gọi hs lên bảng Gv kiểm tra bài làm của lớp Gv chốt kiến thức |
HS đọc đề, vẽ hình, nêu GT. KL của bài toán HS: Biết HB; BO => OH nhờ định lý Pitago HS suy nghĩ và trả lời. SGK/161 HS vẽ hình nêu GT, KL HS trao đổi làm bài tập |
Bài 14-sgk
Kẻ OH ⊥ AB; OK ⊥ CD. Rõ ràng H; O; K thẳng hàng Ta có: OH2=OB2-HB2 =252 - 202 => OH=15 OH+OK=HK=22 => OK=7(cm) Ta có KD2 = OD2-OK2 =252 - 72 KD = 24 (cm) => CD = 2KD = 48 (cm)
Bài 33-sbt
Ta có: ΔMHK và ΔMOK là các tam giác vuông MH2 + OH2 = MK2 + OK2 (=OM2) Có AB > CD => OH < OK => OH2 < OK2 => MH2 > MK2 => MH > MK |
D - Hoạt động hướng dẫn về nhà – 1p - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học. |
||
+ Về nhà xem lại các bài tập đã chữa . + Làm tiếp các bài tập 29,30; 31 /130 SBT . Đọc trước bài Vị trí trương đối của đường thẳng và đường tròn. |