X

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8

Bài tập về Nguyên tử lớp 8 có lời giải


Bài tập về Nguyên tử lớp 8 có lời giải

Haylamdo biên soạn và sưu tầm 25 bài tập trắc nghiệm về Nguyên tử môn Hóa học lớp 8 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập sẽ giúp học sinh có thêm bài tập tự luyện từ đó học tốt môn Hóa học lớp 8 hơn.

Bài tập về Nguyên tử lớp 8 có lời giải

Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt

A. p và n.

B. n và e

C. e và p

D. n, p và e

Lời giải:

Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron (e), proton (p) và nơtron (n)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt

A. p và n.

B. n và e

C. e và p

D. n, p và e

Lời giải:

Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron (e), proton (p) và nơtron (n)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Trong hạt nhân nguyên tử, thì gồm những hạt nào?

A. Proton,electron

B. Proton, notron

C. Electron

D. Proton,electron, notron

Lời giải:

Trong hạt nhân nguyên tử gồm Proton, notron

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Chọn đán án đúng nhất

A. Trong nguyên tử có số p = số e

B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron

C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân

D. Eletron chuyển động hỗn loạn và không sắp xếp theo từng lớp

Lời giải:

Đáp án đúng là A. Trong nguyên tử có số p = số e

B sai vì hạt nhân tạo bởi proton và nơtron

C sai vì các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định.

D sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: a/ Nguyên tử là gì? Trình bày cấu tạo của nguyên tử?

b/ Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử?

c/ Thế nào là nguyên tử cùng loại?

A. a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)

c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân

B. a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏtạo

b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0)

c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân

C. a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

b/ Nơtron (n, 0), electron (e, -)

c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân

D. a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)

c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân

Lời giải:

a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)

c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Chọn đáp án sai

A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

B. Trong nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau.

C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron

D. Oxi có số p khác số e

Lời giải:

Đáp án sai là: oxi có số p khác số e

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm sau: *Điện tích: điện tích của một(e) là:..............., điện tích của một (p) là:.................., còn điện tích của một (n) bằng......... Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên cho ta số(.........) = số(.............). *Khối lượng: Khối lượng của một (p) ≈ khối lượng của (n) và khối lượng của một (e) ≈ 0,0005 lần khối lượng của một (p) => khối lượng của hạt nhân>> khối lượng lớp vỏ (e). Vì vậy người ta coi khối lượng của.....................................................là khối lượng của nguyên tử.

A. 1-; 1+; 0; (e)= (p); hạt nhân

B. 1-; 1+; 0; (e)= (p) ; nguyên tố

C. -1 ; +1 ; (e)= (p); hạt nhân

D. -1 ; +1 ; (e)= (p); nguyên tố

Lời giải:

1-; 1+; 0; (e)= (p) ; Hạt nhân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đường kính của nguyên tử là

A. 10-8 cm

B. 10-9 cm

C. 10-8 m

D. 10-9 m

Lời giải:

Đường kính của nguyên tử là 10-8 cm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Vì sao nguyên tử có khả năng liên kết với nhau?

A. Do có electron

B. Do có notron

C. Tự dưng có sẵn

D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên

Lời giải:

Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do các lớp electron chuyển động xung quanh hạt nhân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân?

A. Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé

B. Do số p = số e

C. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron

D. Do notron không mang điện

Lời giải:

Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân là vì do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Khối lượng nguyên tử được coi bằng

A. Khối lượng của electron

B. Khối lượng của proton và khối lượng của nơtron

C. Khối lượng của electron và khối lượng của nơtron

D. Khối lượng của proton và khối lượng của electron

Lời giải:

Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của proton và khối lượng của nơtron vì electron có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

A. Electron

B. Notron

C. Proton

D. Không có gì

Lời giải:

Nguyên tử có cấu tạo rỗng => có khoảng không gian trống giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Notron và electron

B. Proton và electron

C. Proton và notron

D. Electron

Lời giải:

Hạt nhân được cấu tạo bởi: Proton và notron

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản là

A. proton và nơtron.

B. proton và electron.

C. nơtron và electron.

D. proton, nơtron và electron.

Lời giải:

Hạt nhân nguyen tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là: proton và nơtron

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:

A. Electron.

B. Proton.

C. Proton, nơtron, electron.

D. Proton, nơtron.

Lời giải:

Vỏ nguyên tử cấu tạo từ hạt electron

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:

A. 6

B. 4

C. 2

D. 1

Lời giải:

C có 6+ e hạt nhân lớp vỏ ngoài cùng có 4 electron

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta dùng đơn vị

A. miligam

B. gam

C. kilogam

D. đvC

Lời giải:

Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta thường dùng đơn vị đvC

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố A có 3 hạt proton trong hạt nhân. Vậy số hạt electron trong nguyên tử nguyên tố A là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số electron bằng số hạt proton và bằng 3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố A có 12p. Hãy cho biết:

a. Tên và KHHH của A.

b. Số e của A.

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

A. Magie (Mg); số e =12; A nặng gấp 24 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O

B. Magie (Mg); số e =12; A nặng gấp 12 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O

C. Cacbon (C); số e =12; A nặng gấp 12 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O

D. Cacbon (C); số e =12; A nặng gấp 24 lần nguyên tử H và 1,5 lần nguyên tử O

Lời giải:

a/ A là Magie: Mg

b/ Số e: 12

c/ NTK của A = 24 đ.v.C

NTK của H = 1đ.v.C

NTK của O = 16 đ.v.C

=> vậy nguyên tử Mg nặng gấp 1,5 lần nguyên tử O và nặng gấp 24 lần nguyên tử H.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Nguyên tử trung hòa về điện vì

A. Số proton bằng số nơtron

B. Số proton xấp xỉ số electron

C. Có cùng số proton

D. Số proton bằng số electron

Lời giải:

Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt proton bằng số electron

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Lời giải:

Vì nguyên tử có 17e nên sẽ phân bố vào các lớp như sau

+ Lớp 1: 2e

+ Lớp 2: 8e

+ Lớp 3: 7e

Vậy nguyên tử có 3 lớp electron

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết:

a. Tên và KHHH của A.

b. Số e của A.

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

A. Oxi (O); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O

B. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 32 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

C. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

D. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử

Lời giải:

a/ A là lưu huỳnh: S

b/ Số e: 16

c/ NTK của S = 32 đ.v.C

NTK của H = 1đ.v.C

NTK của O = 16 đ.v.C

→ vậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của sắt là:

A. 26

B. 48

C. 56

D. 65

Lời giải:

Đặt số proton và số notron của Fe là p và n → số e là p

Ta có p = 26 → n =2p -22= 2.26 - 22 =30

→ A = 30 + 26 =56

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. hạt proton, hạt nơtron

B. hạt proton, hạt electron

C. hạt nhân, proton và hạt electron

D. hạt nhân

Lời giải:

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Trong hạt nhân, hạt mang điện là

A. hạt nơtron

B. hạt proton

C. hạt proton, hạt electron

D. hạt electron

Lời giải:

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Trong hạt nhân, hạt mang điện là proton

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án, hay khác