Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 39 (có đáp án): Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.
Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 39 (có đáp án): Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ
A. tế bào.
B. mô.
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.
Câu 2. Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là
A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.
C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.
D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.
Câu 3. Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là
A. mô.
B. tế bào.
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.
Câu 4. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
Câu 5. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
Câu 6. Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ
A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.
C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.
D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.
Câu 7. Khi nói về mối quan hệ chức năng giữa tế bào với cơ thể và môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.
B. Tế bào trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến cơ thể để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp tế bào thực hiện được các hoạt động sống.
C. Tế bào trao đổi các chất với môi trường, sau đó, chuyển đến cơ thể để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.
D. Tế bào trao đổi các chất với cơ thể, sau đó, chuyển đến môi trường để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng, từ đó, giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.
Câu 8. Cho các hoạt động sau:
(1) Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
(2) Sinh trưởng và phát triển
(3) Cảm ứng
(4) Sinh sản
Số hoạt động sống cơ bản của cơ thể là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Cho sơ đồ sau:
Hoạt động còn thiếu trong sơ đồ trên là
A. cân bằng nội môi.
B. điều hòa thân nhiệt.
C. hô hấp tế bào.
D. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Câu 10. Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp năng lượng
(2) Cung cấp nguyên liệu
(3) Tăng tốc độ hoạt động
(4) Loại bỏ các chất thải
Số vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với các hoạt động sống cơ bản khác của cơ thể là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.