Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án): Giới thiệu về liên kết hóa học
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.
Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án): Giới thiệu về liên kết hóa học
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm thường chứa bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
A. 5;
B. 6;
C. 7;
D. 8.
Câu 2. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng
A. Nhận thêm electron;
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể;
C. Nhường bớt electron;
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 3. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử phi kim có khuynh hướng
A. Nhận thêm electron;
B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể;
C. Nhường bớt electron;
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 4. Cho các ion: K+, Mg2+, SO42-, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion dương?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 5. Cho các ion: Na+, SO42-, Fe3+, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion âm?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 6. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:
A. Sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử;
B. Sự cho nhận của cặp electron hóa trị;
C. Liên kết giữa ion dương và ion âm;
D. Liên kết giữa các ion dương trong phân tử.
Câu 7. Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?
A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị;
C. Liên kết hydrogen;
D. Liên kết kim loại.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng về chất ion?
A. Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm;
B. Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, lỏng, khí;
C. Chất ion dễ bay hơi, kém bền nhiệt;
D. Chất ion không tan được trong nước.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai về chất cộng hóa trị?
A. Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị;
B. Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng, khí;
C. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt;
D. Chất cộng hóa trị không tan được trong nước.
Câu 10. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?
A. H2S, Na2O;
B. CH4, CO2;
C. CaO, KCl;
D. SO2, NaCl.