Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
1. Ánh sáng
- Vai trò: Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thực hiện quá trình quang hợp.
- Ảnh hưởng: Khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp tăng và ngược lại. Nhưng khi ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm hiệu quả quang hợp do cây bị “đốt cháy”.
- Các loài cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 nhóm:
+ Nhóm cây ưa sáng: sống ở nơi có ánh sáng mạnh. Ví dụ: hoa giấy, hoa hồng, cây phượng,…
+ Nhóm cây ưa bóng: thường sống nơi bóng râm, dưới bóng các cây khác. Ví dụ: cây lá lốt, cây trầu không, cây vạn niên thanh,…
2. Nước
- Vai trò: Nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí.
- Ảnh hưởng: Khi cây đủ nước, khí khổng mở ra giúp khí carbon dioxide khuếch tán vào trong lá, tăng hiệu quả quang hợp. Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại làm lượng khí carbon dioxide đi vào lá giảm dẫn đến quang hợp gặp khó khăn.
Vai trò của nước làm đóng, mở khí khổng
3. Carbon dioxide
- Vai trò: Carbon dioxide là nguyên liệu của quá trình quang hợp.
- Ảnh hưởng: Nồng độ carbon dioxide thích hợp để cây quang hợp là khoảng 0,03%.
+ Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì hiệu quả của quá trình quang hợp tăng nhưng khi tăng quá cao (khoảng 0,2%) có thể làm cây chết vì ngộ độc.
+ Nếu nồng độ carbon dioxide quá thấp (nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là khoảng 0,008% đến 0,01%), quang hợp sẽ không xảy ra.
Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 ngoài môi trường
đến quang hợp ở cây bí đỏ (1) và cây đậu (2)
4. Nhiệt độ
- Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25oC đến 35oC
- Nhiệt độ giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao sẽ làm quá trình quang hợp giảm hoặc ngừng lại. Nhiệt độ thấp nhất hoặc cao nhất mà cây có thể quang hợp khác nhau ở các loài.
Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp
ở cây khoai tây (I), cây cà chua (II) và cây dưa chuột (III)
II. VẬN DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ QUANG HỢP TRONG VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH
- Vai trò của cây xanh đối với môi trường tự nhiên và đời sống con người:
+ Quang hợp ở cây xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho môi trường tự nhiên và đời sống con người: Cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho mọi sinh vật; cân bằng, điều hòa khí trong không khí;…
+ Ngoài ra, cây xanh còn có nhiều vai trò khác như tạo ra nơi ở, nơi sinh sản cho các loài sinh vật khác; bảo vệ nguồn nước ngầm; bảo vệ đất tránh sạt lở; hạn chế thiên tai;…
→ Việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh là rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, rộng rãi.
Cây xanh có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất
- Con người có thể vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ cây xanh, đặc biệt là bảo vệ bộ lá – bộ máy quang hợp của cây xanh.
+ Cần điều chỉnh hợp lí các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thông qua chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân,...
Tưới nước, bón phân hợp lí cho cây xanh