Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
1. Khái niệm cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.
Sự ganh đua trong cạnh tranh
2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Cạnh tranh trên thị trường diễn ra là do:
+ Các chủ thể kinh tế có sự khác biệt về hình thức sở hữu nguồn lực;
+ Các chủ thể này lại tồn tại độc lập với nhau;
+ Chủ thể nào cũng hành động trước hết vì lợi ích của mình.
- Vì các nguồn lực có hạn, các điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng khác nhau nên để thực hiện được lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau.
+ Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.
+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
Những lợi ích về kinh tế dẫn đến cạnh tranh
3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế
- Cạnh tranh có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường:
+ Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để giành được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi thế, tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
+ Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
+ Nhờ có cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả, cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh
4. Cạnh tranh không lành mạnh
- Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
- Ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của toàn xã hội, đặc biệt là của nhà nước.
Cạnh tranh không lành mạnh