Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước.
Người dân được quyền đưa ra ý kiến của mình với các Đại biểu Quốc hội
- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lý những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.
- Công dân thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ; tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở; khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước, xã hội
Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội:
- Về phía cơ quan nhà nước:
+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
- Về phía công dân:
+ Không thực hiện được đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
- Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.