Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường
1. Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
a. Khái niệm cầu
- Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dùng chính là cầu
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
- Cầu về một loại hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc trước hết vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường tại một thời điểm xác định.
- Ngoài ra, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ như:
+ Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập trung bình của người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng tăng và ngược lại.
+ Giá cả hàng hóa khác, bao gồm những hàng hóa có khả năng thay thế, hoặc bổ sung cho việc tiêu dùng hàng hóa đó.
+ Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường: Mặc dù giá một hàng hoá nào đó tăng nhưng người mua vẫn tiếp tục tăng mua hàng hóa đó vì họ dự đoán giá sẽ còn tăng nữa.
+ Tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng. Thị hiếu của người tiêu dùng trong những giai đoạn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới cầu về một số loại hàng hóa.
+ Dân số: Khi dân số tăng dẫn đến cầu về hàng hóa tăng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu
2. Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
a. Khái niệm cung
- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác khau trong một thời gian nhất định.
Cung thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của cho người tiêu dùng
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
- Cung về một loại hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc trước hết vào giá cả của ngành hàng hóa đó trên thị trường tại một thời điểm xác định.
- Ngoài ra, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến cung của hàng hóa, dịch vụ như:
+ Giá cả các yếu tố sản xuất: Nếu giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền công, giá nguyên vật liệu, tiền thuê đất,... giảm giá thì giá thành hàng hóa giảm nên sản xuất có lãi, dẫn đến tăng cung và ngược lại
+ Trình độ công nghệ sản xuất: Nếu công nghệ và kỹ thuật hiện đại thì năng suất lao động tăng và chi phí lao động sản xuất ra hàng hóa giảm. Như vậy sẽ có số lượng hàng hóa sản xuất và cung ứng nhiều hơn so với lao động thủ công.
+ Dự đoán của người bán về thị trường: Nếu dự báo giá tăng, người sản xuất hi vọng có lợi, họ sẽ tăng cung và ngược lại.
+ Số lượng người bán trên trị trường: Nếu số lượng người cùng sản xuất một loại hàng hóa càng nhiều thì cung về loại hàng hóa càng lớn và ngược lại.
+ Chính sách của nhà nước: nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ (ví dụ: giảm thuế mặt hàng nào đó), lợi nhuận sẽ tăng, làm mức cung hàng hóa đó tăng lên và ngược lại.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cung
3. Mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế
- Trên thị trường, cung - cầu thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả.
+ Khi lượng hàng hóa mà người mua muốn mua đúng bằng lượng hàng hóa mà người bán muốn bán thì mức giá cân bằng được hình thành.
+ Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá tăng cao hơn giá cân bằng.
+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hạ xuống thấp hơn giá cân bằng.
- Cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả. Ở đâu có thị trường thì ở đó quan hệ cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan.
Các nhà điều hành đất nước dựa vào cán cân cung - cầu
nhằm điều tiết thị trường và bình ổn giá cả