X

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Cánh diều

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 22 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay - Cánh diều

Câu 1. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986), đã xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986-1990 là

A. đổi mới toàn diện, đồng bộ nền kinh tế.

B. thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn.

C. cơ sở và vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước.

Câu 2. Quan điểm của Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là đổi mới phải

A. thực hiện nhanh chóng.  

B. bảo đảm chắc thắng lợi.

C. phải thần tốc và táo bạo.

D. toàn diện và đồng bộ.

Câu 3. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) chủ trương đổi mới về chính trị là xây dựng Nhà nước

A. pháp quyền xã hội chủ nghĩa.  

B. nền chuyên chính của tư sản.

C. đại đoàn kết toàn thể dân tộc.  

D. phân chia quyền lực rõ ràng.

Câu 4. Đường lối Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đầu tiên ở Đại hội

A. IV.

B. IX.

C. VI.

D. XI.

Câu 5. Trọng tâm của đường lối Đổi mới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986 là

A. kinh tế. 

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. tư tưởng.

Câu 6. Một trong những nguyên nhân khách quan nào đã thúc đẩy Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (12-1986)?

A. Sự ủng hộ từ phong trào cách mạng thế giới.

B. Các nước Đông Âu đều đã tiến hành đổi mới.

C. Cuộc khủng hoảng rất trầm trọng của Liên Xô.

D. Cải tổ ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu.

Câu 7. Đặc trưng nền kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) là

A. tự nhiên.  

B. bao cấp.

C. tự chủ.

D. thị trường.

Câu 8. Vì sao trong đường lối Đổi mới giai đoạn (1986-1995) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế?

A. Kinh tế là tiêu chí đánh giá sức mạnh mỗi quốc gia.

B. Nền kinh tế của Việt Nam đang bị Pháp vượt qua.

C. Đang học hỏi bài học kinh nghiệm của Trung Quốc.

D. Kinh tế tự chủ mới quyết định được các vấn đề khác.

Câu 9. Trong giai đoạn 1986 - 1995, nội dung chính của đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam là

A. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

B. đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.

C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.

Câu 10. Nội dung cơ bản về chính trị của đường lối đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1995 đổi mới ở Việt Nam là

A. đổi mới nhưng không thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã hội.

B. đổi mới nhưng không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. chỉ tiến hành đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị.

D. từng bước xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế cũ.

Câu 11. Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ

A. năm 1994.

B. năm 1995.

C. năm 1996.

D. năm 1997.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

C. Đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

D. Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống và trung tâm công nghiệp.

Câu 13. Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 không đề cập nội dung nào sau đây?

A. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

D. Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Câu 14. Một trong những nhiệm vụ trung tâm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 là

A. đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, cải cách hệ thống giá, chống lạm phát.

B. đổi mới chính sách văn hoá - xã hội, ưu tiên phát triển y tế, giáo dục.

C. đổi mới hệ thống chính trị, đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

D. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định trọng tâm của chiến lược hội nhập quốc tế là hội nhập về

A. kinh tế. 

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. tư tưởng.

Câu 16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển

A. an ninh kinh tế.

B. kinh tế tri thức.

C. dân chủ nhân dân. 

D. dân sinh, dân chủ.

Câu 17. Nội dung nào sau đây là chủ trương chung trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến nay?

A. Xoá bỏ về cơ bản cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, kế hoạch hoá.

B. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.

C. Xây dựng thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò then chốt và chủ lực.

D. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá, kinh tế tư nhân là động lực cơ bản.

Câu 18. Nội dung nào sau đây là đường lối đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay về mặt chính trị?

A. Đổi mới cơ chế quản lí cấp cơ sở, chấm dứt tình trạng tham nhũng.

B. Bổ sung, hoàn chỉnh quan niệm về chủ nghĩa xã hội.

C. Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

D. Xây dựng nhà nước pháp trị.

Câu 19. Một trong những yếu tố quyết định đến kết quả của công cuộc Đổi mới đất nước là sự đổi mới về

A. văn hóa.  

B. tư duy.

C. quân sự.

D. xã hội.

Câu 20. Một trong những hạn chế của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến

A. tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững.

B. nạn lạm phát chưa được khống chế.

C. tình trạng thất nghiệp còn quá lớn.

D. xuất phát điểm của kinh tế căn thấp.

Câu 21. Một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra được từ công cuộc Đổi mới đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là

A. phải đảm bảo lợi ích cho Nhân dân.   

B. phải liên kết với các cường quốc.

C. phát triển nhanh các ngành kinh tế. 

D. thực hiện chế độ tam quyền phân lập.

Câu 22. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là

A. quá trình cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là chính trị.

B. công cuộc cải tổ chính trị do Chính phủ Việt Nam khởi xướng, giám sát.

C. công cuộc cải tổ về chính sách đối nội và đối ngoại của các tổ chức xã hội.

D. quá trình cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác: