Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN - Cánh diều
Câu 1. Năm 1967, quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Campuchia
B. Mianma
C. Brunây
D. Malaixia
Câu 2: Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ
B. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực.
C. Khủng hoảng năng lượng thế giới
D. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN)?
A. Một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập.
B. Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực có hiệu quả.
C. Các cường quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã hoàn toàn kết thúc.
Câu 4: Tổ chức ASEAN được thành lập tại quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan
B. Việt Nam
C. Xin-ga-po
D. Cam-pu-chia
Câu 5: Năm 1961, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập?
A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
B. Hiệp hội Đông Nam Á
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu
Câu 6: Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh
A. mâu thuẫn giữa một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã được giải quyết.
B. một số tổ chức liên kết khu vực ở Đông Nam Á đã được hình thành trước đó.
C. xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra với quy mô lớn.
D. hầu hết các nước Đông Nam Á đều hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 7: Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra trong thời kì trật tự hai cực I-an-ta xác lập và phát triển?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Hiến chương ASEAN được thông qua.
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng về sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Sự thành lập của tổ chức nhằm đối phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài.
B. Sự thành lập tổ chức là kết quả tất yếu của sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất.
C. Những tác động từ bên ngoài là yếu tố quyết định, then chốt dẫn đến sự ra đời của tổ chức.
D. Những nước sáng lập tổ chức có trình độ phát triển đồng đều nhưng đối lập về thể chế chính trị.
Câu 9: Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?
A. Toàn cầu hóa
B. Hòa hoãn Đông-Tây
C. Đa cực, nhiều trung tâm
D. Liên kết khu vực
Câu 10. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
A. Ba nước Đông Dương đang tiến hành đổi mới.
B. Trật tự thế giới đa cực chi phối quan hệ quốc tế.
C. Tất cả các nước thuộc địa đã giành được độc lập.
D. Cục diện chiến tranh lạnh đang bao trùm thế giới.
Câu 11. Điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên
A. đều có nền kinh tế phát triển.
B. đều đã giành được độc lập.
C. có sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa.
D. đều chịu ảnh hưởng của các cường quốc.
Câu 12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 khi
A. các nước trong khu vực Đông Nam Á giành độc lập hoàn toàn.
B. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ thất bại.
C. một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á
D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 13. Tổ chức ASEAN xác định mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc
A. tôn trọng công lý và luật pháp quốc tế
B. đề cao công tác nghiên cứu Đông Nam Á
C. giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh tế, văn hóa
D. ra sức mở rộng quan hệ với các cường quốc
Câu 14. “Nỗ lực phát triển khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng và thống nhất tất cả các nước thành viên” là mục đích của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội Đông Nam Á (ASA)
B. Tổ chức MAPHILINDO
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
D. Tổ chức Liên hợp quốc (UN)
Câu 15. Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là
A. phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung.
B. nhất thể hóa về kinh tế, chính trị, đối ngoại, an ninh toàn Đông Nam Á
C. củng cố quan hệ chính trị, giúp đỡ các nước Đông Dương giành độc lập.
D. thủ tiêu mọi mâu thuẫn và tranh chấp ở tất cả các quốc gia trong khu vực.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN?
A. Góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
B. Mở ra triển vọng liên kết với các nước bên ngoài khu vực
C. Chứng tỏ ASEAN là liên minh chính trị lớn nhất hành tinh
D. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á
Câu 17. Sự kiện lịch sử nào sau đây đánh dấu ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN
B. Cam-pu-chia gia nhập ASEAN
C. Bản Hiến chương ASEAN được thông qua
D. Hiệp ước Ba-li được kí kết
Câu 18. Quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN?
A. Việt Nam
B. Cam-pu-chia
C. Bru-nây
D. Mi-an-ma
Câu 19. Sự thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 cho thấy
A. hợp tác, liên kết là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển.
B. sự vươn lên mạnh mẽ của các nước thuộc địa sau khi giành độc lập.
C. sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các cường quốc.
D. nhu cầu hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á trở nên cấp thiết.
Câu 20. Trong 10 năm đầu sau khi thành lập (1967-1976), hợp tác kinh tế của tổ chức ASEAN
A. chịu những tác động sâu sắc của xu hướng quốc tế hóa
B. chưa đáp ứng được mục tiêu của các nước thành viên
C. bị chi phối mạnh mẽ bởi tổ chức thương mại thế giới
D. chưa được đề ra trong mục tiêu hoạt động của tổ chức
Câu 21: Từ năm 1967 đến năm 1976 là giai đoạn tổ chức ASEAN
A. hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác quốc tế.
B. xây dựng và phát triển cộng đồng ASEAN vững mạnh.
C. thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức.
D. ra sức mở rộng thành viên và nâng cao vị thế quốc tế.
Câu 22: Từ năm 1976 đến năm 1999 là giai đoạn tổ chức ASEAN
A. hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác quốc tế.
B. xây dựng và phát triển cộng đồng ASEAN vững mạnh.
C. thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức.
D. ổn định chính trị khu vực và mở rộng thành viên
Câu 23. Hiệp ước Bali (2-1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
A. thông qua quyết định kết nạp Mi-an-ma vào ASEAN.
B. tạo tiền đề trực tiếp cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.
C. đánh dấu bước ngoặt và sự khởi sắc của ASEAN
D. đánh dấu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của ASEAN.
Câu 24. Nội dung nào sau đây giải thích không đúng về lí do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
A. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực nhiều trung tâm sau Chiến tranh lạnh.
B. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.
C. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Câu 25: Năm 2007, để xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng vững mạnh, các nước thành viên đã
A. ký Hiệp ước Thân thiện và hợp tác.
B. thành lập cộng đồng ASEAN.
C. thành lập diễn đàn khu vực ASEAN.
D. thông qua Hiến chương ASEAN.