Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay - Cánh diều
Câu 1. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 là
A. thành lập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
B. đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.
C. tham gia tích cực các diễn đàn của tổ chức ASEAN.
D. đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhân đạo.
Câu 2. Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện với
A. Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
B. Liên Xô, Cam-pu-chia và các nước ASEAN.
C. Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu.
D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Một trong những quốc gia mà Việt Nam rất coi trọng quan hệ và hợp tác chặt chẽ trong giai đoạn 1975-1985 là:
A. Trung Quốc.
B. Liên Xô.
C. Nhật Bản.
D. Hàn Quốc.
Câu 4. Năm 1978, Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây?
A. SEV.
B. EU.
C. ASEAN.
D. NATO.
Câu 5. Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau 1986 đến nay là
A. Mỹ.
B. Ấn Độ.
C. Nga.
D. Lào.
Câu 6. Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau năm 1986 đến nay là
A. Trung Quốc.
B. Mông Cổ.
C. Liên Xô.
D. Triều Tiên.
Câu 7: Một trong những tổ chức Việt Nam đã gia nhập từ sau năm 1986 đến nay là
A. SEV.
B. NATO.
C. ASEAN.
D. SEATO.
Câu 8. Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế?
A. 59.
B. 60.
C. 62.
D. 63.
Câu 9. Một trong các hội nghị quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tổ chức thành công là
A. APEC.
B. COP28.
C. ICEC.
D. OPEC.
Câu 10. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp ước về biên giới trên đất liền với quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Liên Xô.
D. Triều Tiên.
Câu 11. Sự kiện nào sau đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới từ năm 1975 đến nay?
A. Miền Nam được giải phóng.
B. Bắt đầu công cuộc đổi mới.
C. Gia nhập vào Liên hợp quốc.
D. Tham gia cộng đồng ASEAN.
Câu 12. Một trong các cơ hội khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu vực là
A. tiếp cận được nguồn vốn đầu tư từ các nước lớn.
B. có thể tham gia vào các khối liên minh quân sự.
C. tiếp cận được nguồn lao động giá rẻ ở châu Âu.
D. liên minh với Mỹ giải quyết vấn đề biển Đông.
Câu 13. Một trong những thách thức khi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, khu vực là
A. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. gây mâu thuẫn sâu sắc hơn trên biển Đông.
C. nguồn lao động giá rẻ châu Âu cạnh tranh.
D. bị ép tham gia các khối liên minh quân sự.
Câu 14. Để thực hiện thành công phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Các hoạt động đối ngoại cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Liên kết với các nước Đông Âu cũ.
B. Cân bằng mối quan hệ giữa hai cực.
C. Không vi phạm chủ quyền dân tộc.
D. Không đổi môi trường lấy kinh tế.
Câu 15. Một trong những nội dung thể hiện sự khác nhau giữa các hoạt động đối ngoại từ năm 1945-1975 và từ năm 1986 đến nay là
A. mục tiêu đấu tranh là giải phóng dân tộc.
B. nguyên tắc thực hiện hoạt động đối ngoại.
C. các chuyến thăm cấp cao đến Trung Quốc.
D. đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Câu 16. Một trong những nội dung thể hiện sự giống nhau giữa các hoạt động đối ngoại từ năm 1945-1975 và từ năm 1986 đến nay là
A. mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự.
C. phục vụ lợi ích cho dân tộc Việt Nam.
D. liên kết chặt chẽ với các nước Đông Âu.
Câu 17. Một trong những thuận lợi của các hoạt động đối ngoại từ năm 1986 đến nay so với các giai đoạn trước đó là
A. vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
B. kẻ thù trực tiếp của chúng ta đã trở nên suy yếu.
C. đã khai thông được tuyến biên giới Việt-Trung.
D. mâu thuẫn giữa các nước lớn đã được xóa bỏ.
Câu 18. Nhận xét nào sau đây về vai trò của các hoạt động đối ngoại từ năm 1986 đến nay là đúng?
A. Tạo ra ưu thế cho các tranh chấp quân sự trên biển Đông.
B. Tất cả các nước nâng tầm quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
C. Đã đưa Việt Nam trở thành cường quốc số một châu Á.
D. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, phát triển kinh tế.
Câu 19. Bài học kinh nghiệm xuyên suốt đã dẫn đến tất cả những thắng lợi trong quá trình thực hiện các hoạt động đối ngoại từ năm 1945 đến nay là
A. kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
B. tăng cường củng cố sức mạnh quân sự.
C. thực hiện đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô.
D. tham gia vào các khối liên minh quân sự.
Câu 20. Một trong những những hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam được thực hiện ở
A. Mỹ.
B. Đức.
C. Anh.
D. Cuba.