Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc - Cánh diều
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
1. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc
a. Sự ra đời
- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).
- Thời gian ra đời: 208 TCN.
- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô:Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
b. Tổ chức Nhà nước
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước.
- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
- Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.
- Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...
- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.
b. Đời sống tinh thần
- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.
- Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.