Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938) - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938) - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938) hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Mục lục Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử lớp 6 Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938)
Lý thuyết Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Chính sách cai trị về chính trị
- Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc.
- Xây các thành lũy lớn và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Cướp đoạt ruộng đất để lập thành các ấp trại.
- Áp dụng chế độ thuế khóa nặng nề.
- Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
- Nắm độc quyền về sắt và muối.
c. Chính sách cai trị về văn hóa
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta.
- Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán.
- Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc
a. Những chuyển biến về kinh tế
- Trong nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.
+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành...
- Trong thủ công nghiệp:
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,...
b. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa
- Về xã hội:
+ Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
+ Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- Về văn hóa:
+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.
+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán được truyền bá vào ngày càng nhiều.
Lý thuyết Bài 15: Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân:
+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt cực khổ.
+ Tương truyền, chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.
- Những nét chính:
+ Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa..
+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh Luy Lâu.
+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự kiên cường nhưng cuối cùng bị dập tắt.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
+ Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.
+ Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam,… khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
+ Nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại núi Tùng.
- Ý nghĩa:
+ Tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung, của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
+ Cuộc khởi nghĩa đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam trong suốt các thế kỉ III - V.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Giao Châu.
+ Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
+ Năm 545, quân Lương xâm lược. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
+ Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích…
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng
a. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Nguyên nhân:chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Hoan Châu rồi nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước.
+ Quân khởi nghĩa tiến ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.
+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
+ Cổ vũ cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.
b. Khởi nghĩa Phùng Hưng:
- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến chính:
+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.
+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp cha.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
+ Cổ vũ cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.
Lý thuyết Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
1. Giữ gì ? văn hóa dân tộc
- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức giữ gì ? nền văn hóa bản địa của mình:
+ Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
+ Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...
2. Phát triển văn hóa dân tộc
- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:
+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.
+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng phù hợp với văn hóa của người Việt.
+ Tiếp thu chữ Hán.
+ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng.
Lý thuyết Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
1. Họ Khúc giành quyền tự chủ
- Nhân cơ hội nhà Đường ngày càng suy yếu, giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) tự xưng Tiết độ sứ.
- Đầu năm 906, nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng Tiết độ sứ. Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ (907 - 917)
2. Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ
- Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc, thiết lập lại bộ máy cai trị.
- Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ (một tướng của họ Khúc) kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.
- Cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
- Hoàn cảnh:
+ Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta
+ Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng.
- Nét chính trong diễn biến:
+ Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.
- Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
....................................
....................................
....................................