Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 2: Thời nguyên thủy - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 2: Thời nguyên thủy - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chương 2: Thời nguyên thủy hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Mục lục Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử lớp 6 Chương 2: Thời nguyên thủy
Lý thuyết Bài 3: Nguồn gốc loài người
1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
a. Vượn cổ:
- Thời gian xuất hiện: Khoảng 5- 6 triệu năm trước đây.
- Cấu tạo cơ thể:
+ Có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai chi trước được giải phóng để cầm nắm, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn.
+ Thể tích hộp sọ trung bình: 400 cm3.
b. Người tối cổ:
- Thời gian xuất hiện: Khoảng 4 triệu năm trước đây.
- Cấu tạo cơ thể:
+ Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ.
+ Thể tích hộp sọ lớn (khoảng từ 650 cm3 đến 1200 cm3),…
c. Người tinh khôn:
- Thời gian xuất hiện:
- Cấu tạo cơ thể:
+ Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại).
+ Thể tích hộp sọ lớn (khoảng 1400 cm3).
2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á
- Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc khu vực Đông Nam Á:
+ Di cốt hóa thạch của người tối cổ còn được tìm thấy ở một số nơi: Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Pôn-a-vung (Mi-an-ma); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)…
+ Nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); An Kê, Núi Đọ, Xuân lộc (Việt Nam)…
3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam
- Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (có niên đại khoảng 400.000 – 300.000 năm trước).
- Ở núi Đọ (Thanh Hóa) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 400.000 năm trước.
- Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 800 000 năm trước.
- Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 40.000 – 30.000 năm trước.
Lý thuyết Bài 4: Xã hội nguyên thủy
1. Tổ chức xã hội nguyên thủy
a. Bầy người nguyên thủy:
+ Tồn tại ở giai đoạn người tối cổ.
+ Có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Con người sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước và nguồn thức ăn; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, mỗi bầy gồm khoảng 5-7 gia đình.
b. Công xã thị tộc
+ Tồn tại ở giai đoạn người tinh khôn.
+ Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là tộc trưởng.
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.
2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
- Thông qua lao động, người nguyên thủy đã từng bước chinh phục tự nhiên.
- Những thành tựu về vật chất của người nguyên thủy:
+ Biết dùng lửa và tạo ra lửa.
+ Cải tiến công cụ lao động.
+ Chuyển biến trong cách thức lao động, địa bàn cư trú và trang phục...
3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Người nguyên thủy quan niệm mọi vật đều có linh hồn và họ sùng bái "vật tổ", có tục chôn cất người chết…
- Làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá...
4. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam
- Từ văn hóa Hòa Bình, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện.
- Người tinh khôn biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
- Họ sống quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc với địa bàn cư trú ổn định và mở rộng hơn.
Lý thuyết Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy
1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy
a. Sự phát hiện ra kim loại
- Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.
- Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
b. Chuyển biến về kinh tế
- Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
- Năng suất lao động tăng.
- Tạo ra sản phẩm dư thừa.
2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy
- Xuất hiện tình trạng “tư hữu”, khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy
- Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu, như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun:
+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.
+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến.
- Đến cuối thời nguyên thủy, địa bàn cư trú của con người được mở rộng.
....................................
....................................
....................................