Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại - Cánh diều
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng
-Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
+ Nằm ở khu vực Nam Á, phía bắc là những dãy núi cao; phía tây và phía đông là những đồng bằng trù phú.
+ Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pha-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét... ngày nay.
- Có các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng…
- Khí hậu: lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
2. Chế độ xã hội của Ấn Độ
- Sự hình thành chế độ xã hội của Ấn Độ:
+ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, hình thành các thành thị cổ.
+ Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ.
- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại (chế độ Vác-na):
+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).
+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).
+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).
+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ
- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.
- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...
- Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…
- Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.
- Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9