Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 1: Vì sao cần học lịch sử? - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Chương 1: Vì sao cần học lịch sử? - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chương 1: Vì sao cần học lịch sử? hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Mục lục Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử lớp 6 Chương 1: Vì sao cần học lịch sử?
Lý thuyết Bài 1: Lịch sử là gì ?
1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì ?đã diễn ra trong quá khứ.
- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Hiểu được tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
- Hình thànhý thức giữ gì ?, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.
- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ, di tích...).
- Tư liệu chữ viết:gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... phản ánh đời sống chính trị, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa.
- Những loại là tư liệu gốc - tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử nào đó, có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Lý thuyết Bài 2: Thời gian trong lịch sử
1. Vì sao phải xác định thời gian?
- Muốn dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.
- Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
- Dựa vào việc quan sát và tính toán quy luật chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và làm ra lịch.
- Âm lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Dương lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- Người ta còn dùng các đơn vị tính thời gian khác, như: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ…
....................................
....................................
....................................