2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O
Điều kiện phản ứng
- Đun nóng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho Crom vào ống nghiệm chứa axit H2SO4 đặc và đun nóng .
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Thấy có khí mùi hắc thoát ra.
Bạn có biết
- Cr, Al và Fe bị thụ động bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội .
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 10.4 g Crom tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được V(lít) SO2 ở đktc (sp khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 2.24(l)
B. 4.48(l)
C. 6.72(l)
D. 8.96(l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nCr = 0.2 mol
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
0.2 0.3 mol
VSO2 = 0.3 x 22.4 = 6.72 (lít).
Ví dụ 2: Các kim loại Fe, Cr, Al không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội là do
A. tính khử của Al, Cr, Fe yếu
B. kim loại tạo lớp oxit bền vững
C. các kim loại đều có cấu trúc bền vững
D. các kim loại đều có tính oxi hóa mạnh
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Vì khi cho 3 kim loại này tác dụng với H2SO4 đặc nguội sẽ tạo thành lớp oxit bền vững không tan trong axit.
Ví dụ 3: Cho m g Crom tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 3.36 (lít) SO2 ở đktc (sp khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 5.2g
B. 10.4g
C. 15.6g
D. 20.8g
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nSO2 = 0.15 mol
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
0.1 0.15
mCr = 0.1 x 52 = 5.2g