Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch Fe2(SO4)3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Cu tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.
Bạn có biết
- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối như AgNO3, Fe(NO3)3, FeCl3…..
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Kim loại không tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3
A. Fe B. Cu
C. Al D. Ag
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Vì dựa vào dãy hoạt động hóa học thì Ag không phản ứng được với Fe3+
Al3+/Al, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag.
Ví dụ 2: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử?
A. Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4
B. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
C. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
D. FeO + 2HCl → FeC2 + H2O
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Vì trong phản ứng có sự thay đổi số OXH
Cu có số OXH tăng từ 0 → (+2) và Fe có số OXH giảm từ (+3) → (+2).
Ví dụ 3: Cho 6,4g Cu vào 0,2 mol dung dịch Fe2(SO4)3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng muối thu được là
A. 86,4g B. 46,4g
C. 36g D. 62,4g
Đáp án
Hướng dẫn giải:
nCu = 0,1 mol
Cu (0,1) + Fe2(SO4)3 (0.2 mol) → 2FeSO4 + CuSO4
Dư 0 0.1 0.2 0.1
mmuối = mFe2(SO4)3 + mFeSO4 + mCuSO4
= 0,1.(56.2 + 96.3) + 0,2.(56 + 96) + 0,1.(64 + 96) = 86.4g