X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ba(OH)2 tan dần trong dung dịch và tạo kết tủa màu trắng BaSO4 và kết tủa Cu(OH)2.

Bạn có biết

- Tương tự muối sunfat như FeSO4, Na2SO4 … khi cho vào dung dịch Ba(OH)2 đều tạo thành kết tủa.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm:

A. FeO, CuO, BaSO4

B. Fe2O3, CuO, Al2O3

C. FeO, CuO, Al2O3

D. Fe2O3, CuO, BaSO4

Đáp án C

Ví dụ 2: Cho Ba vào các dung dịch riêng biệt sau: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3; NaNO3; AgNO3; NH4NO3. Số dung dịch tạo kết tủa là:

A. 3      B. 4

C. 5      D. 6

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Số dung dịch tạo kết tủa là: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3; AgNO3

Chú ý khi cho Ba vào dung dịch thì có: 2H2O + Ba → H2 + Ba(OH)2

(1) với NaHCO3:

OH- + HCO3- → CO32- + H2O

Ba2+ + CO32- → BaCO3

(2) với CuSO4 cho hai kết tủa là BaSO4 và Cu(OH)2

(3) Với (NH4)2CO3 cho kết tủa BaCO3

(4) với AgNO3 cho Ag2O chú ý: Ag+ + OH- → AgOH → (không bền) Ag2O

Ví dụ 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 200ml dung dịch H2SO4 0,2M, CuSO4 0,1M, Al2(SO4)3 0,2M, và FeCl3 0,2M, sau phản ứng thu được kết tủa. Đem kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Hướng dẫn giải:

Bảo toàn nguyên tố

CuSO4 → Cu(OH)2 → CuO

0,02..........................0,02

Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 → Al2O3

0,04...............................0,04

FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3

0,02.........................0,02

m = mCuO + mAl2O3 + mFe2O3 + mBaSO4

Ba2+ + SO42- → BaSO4

0,18......0,18.............0,18 → mBaSO4 = 41,94g

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: