CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho thanh kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuCl2.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Thanh kẽm tan dần trong dung dịch và có màu đỏ của đồng bám vào thanh kẽm.
Bạn có biết
- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động như Fe, Al.. tác dụng muối đồng đẩy Cu ra khỏi muối.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp Mg, Ag, Zn vào dung dịch CuCl2 thu được hỗn hợp 3 kim loại. Hỗn hợp 3 kim loại sau phản ứng là
A. Mg, Cu, Zn B. Ag, Cu, Zn
C. Zn, Cu, Ag D. Zn, Mg, Cu.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Khi cho 3 kim loại Mg, Zn, Ag thì có Mg và Zn tác dụng được với CuCl2 còn Ag không tác dụng được với CuCl2 ⇒ chất rắn sau phản ứng có Ag. Mà sau phản ứng có 3 kim loại nên Mg phản ứng trước sinh ra Cu và Zn còn dư sau phản ứng.
Ví dụ 2: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch CuCl2 thu được m (gam) chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,2g B. 6,4g
C. 9,6g D. 12,8g
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Zn (0,1) + CuCl2 → ZnCl2 + Cu (0,1 mol)
mCu = 0,1. 64 = 6,4g
Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch CuCl2 vừa đủ thu được chất rắn Y. Khối lượng của chất rắn Y là
A. 12g B. 12,8g
C. 12,9g D. 6,4g
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Zn (0,1) + CuCl2 → ZnCl2 + Cu (0,1 mol)
Fe (0,1) + CuCl2 = FeCl2 + Cu (0,1 mol)
mY = mCu = 0,1. 64 = 12,8g.