Cu(NO3)2 + KOH → Cu(OH)2 + KNO3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu(NO3)2 + KOH → Cu(OH)2 + KNO3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho dd KOH vào ống nghiệm chứa đung dịch Cu(NO3)2.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.
Bạn có biết
- Các muối đồng hoặc các muối sắt, muối nhôm như FeCl2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 … đều tác dụng được với KOH tạo kết tủa.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 7,56 gam HNO3 thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Giá trị V là
A. 0,336 B. 0,448.
C. 0,560. D. 0,672.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
- Chất rắn Z gồm KNO3 và KOH(dư). Khi nung Z ta thu được KNO2 và KOH(dư).
Theo đề ta có :
85nKNO2 + 56nKOH = mrắn ⇒ nKNO2 = 0,1 mol
BT: K → nKNO2 + nKOH = nKOH ban đầu ⇒ nKOH dư = 0,005 mol.
BT: N → nNO2 + nNO = nHNO3 - nKNO2 = 0,02 mol;
⇒ V(NO, NO2) = 0,448 lít
Ví dụ 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
(2) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng
(3) Nhiệt phân AgNO3
(4) cho Al vào Fe2(SO4)3
(5) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo thành kim loại là
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Có các thí nghiệm 1, 2, 3 tạo kim loại.
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3
AgNO3 → Ag + NO2 + O2
NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O