3Cu(NO3)2 + 2Al → 3Cu + 2Al(NO3)3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
3Cu(NO3)2 + 2Al → 3Cu + 2Al(NO3)3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho Al tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Thấy có màu đỏ của Cu bám vào thanh Al.
Bạn có biết
- Kim loại đứng trước tác dụng được với muối của kim loại đứng sau đẩy kim loại ra khỏi muối.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là:
A. Fe và Au. B. Al và Ag.
C. Cr và Hg. D. Al và Fe
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Các kim loại đứng trước Cu đều có thể đẩy Cu2+ ra khỏi muối của nó.
Ví dụ 2: Cho Al tác dụng với dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau 1 thời gian thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là
A. Al B. Al và AgNO3
C. AgNO3 D. Al và Cu(NO3)2
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
T gồm 3 kim loại nên Al dư ⇒ chất chắc chắn phản ứng hêt là AgNO3.
Ví dụ 3: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dd chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Cu, Ag.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Fe, Ag.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Thứ tự trong dãy điện hóa: Al > Fe > Cu > Ag.
⇒ Kim loại thu được gồm có Fe, Cu, Ag (đứng sau trong dãy điện hóa).